- Chảy nhiều dịch mủ từ mũi hoặc có thể chảy xuống cổ họng.
- Nghẹt mũi, khó thở do các lỗ thông xoang bị bít kín, không khí khó lưu thông.
- Đau nhức ở các vị trí xoang như trán, mắt, hàm, sau gáy.
- Miệng và hơi thở có mùi hôi.
- Trẻ quấy khóc, ngủ không đủ giấc, biếng ăn.
Khi
bệnh viêm xoang mũi mủ tiếp tục không được can thiệp điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như sau:
▪ Bệnh về đường hô hấp: Dịch mủ ở các xoang chảy xuống họng dẫn đến chứng viêm họng (biểu biện là khàn giọng, mất tiếng, ho có đờm), thậm chí trẻ có thể bị viêm thanh quản mãn tính.
▪ Bệnh về mắt: Do các xoang nằm gần ở mắt nên tình trạng
viêm xoang mũi mủ có thể gây viêm nề ổ mặt, viêm mí mắt. Một số triệu chứng các bà mẹ cần lưu ý khi viêm xoang biến chứng sang mắt ở trẻ, đó là mí mắt sưng, lồi nhãn cầu, đỏ mắt, nhức mắt. Nếu để quá lâu sẽ gây viêm dây thần kinh thị giác, mù lòa.
▪ Biến chứng ở tai: Dịch mủ có thể chảy từ các xoang mũi xuống vòm họng và đọng lại ở lỗ vòi tai gây viêm tai giữa. Đặc biệt, do lỗ vòi tai của trẻ nhỏ, rộng và nằm ngăn hơn so với người lớn, nên mủ và dịch tiết sẽ càng dễ xâm nhập vào hòm tai. Khi không phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây thủng màng nhĩ, điếc ở trẻ nhỏ.
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây bệnh viêm xoang hay
viêm xoang mũi mủ ở trẻ nhỏ chủ yếu do sức đề kháng yếu ớt, không đủ ngăn chặn sự xâm nhập của vi-rút, vi khuẩn, nấm gây bệnh. Do đó, các bà mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến việc
tăng cường chức năng hệ miễn dịch cho trẻ, nhất là việc tác động bằng dinh dưỡng hàng ngày.
Để tăng cường sức đề kháng cho con, mẹ nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết như
Immune Alpha, Colostrum (sữa non), FOS (chất xơ hòa tan) để giảm tình trạng ốm vặt, phòng ngừa các bệnh hô hấp như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi… ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, các mẹ cũng đừng quên bổ sung các thành phần như Canxi, Vitamin D3, MK7, Ma-giê, DHA… giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực, chiều cao lẫn trí tuệ.