Nếu đang gặp vấn đề với viêm mũi xoang phù nề, bạn có thể sử dụng các biện pháp điều trị phổ biến dưới đây.
Trị viêm mũi xoang phù nề bằng thuốc
Phù nề niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm mũi xoang. Khi virus và vi khuẩn tấn công lớp lót niêm mạc mũi, chúng sẽ gây ra tình trạng tổn thương viêm, loét, phù nề làm tắc lỗ thông xoang khiến không khí và dịch nhầy ứ đọng. Việc điều trị viêm mũi xoang phù nề cần thực hiện kết hợp đồng thời thuốc kháng sinh diệt virus, với thuốc giảm triệu chứng sốt, ngạt mũi, đau nhức.
Có hai dạng thuốc chính được sử dụng để điều trị viêm mũi xoang phù nề:
Thuốc xịt mũi không kê đơn: phenylephrine, pseudophedrine, naphazoline có tác dụng khai thông đường thở trong vòng 1 – 3 phút. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng các loại thuốc này quá 3 ngày vì chúng sẽ giảm dần hiệu quả và gây nên hiện tượng nhờn thuốc.
Sử dụng thuốc thông mũi dạng uống: Các dạng thuốc generic trị viêm mũi xoang được chỉ định uống 4 – 6 giờ/lần. Thuốc dạng uống có tác dụng chậm hơn thuốc dạng xịt. Thông thường, sau khi sử dụng 30 – 60 phút, người bệnh bắt đầu thấy triệu chứng giảm dần. Thuốc trị viêm mũi xoang phù nề dạng uống cũng sẽ giảm hiệu quả (nhờn thuốc) khi sử dụng lâu dài.
Cả hai loại thuốc xịt và uống đều gây ra một số tác dụng phụ nhất định như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, mất ngủ, căng thẳng thần kinh, khô miệng, lo âu, nhức đầu, một số trường hợp còn gây bí tiểu. Do đó, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để không gây ra các biến chứng đáng tiếc.
Trị viêm mũi xoang phù nề bằng phẫu thuật
Một số trường hợp người bị
viêm mũi xoang phù nề nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa bằng kháng sinh và các loại thuốc giảm triệu chứng, các bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT, phẫu thuật nội soi.
Mục đích của việc phẫu thuật là loại bỏ lớp niêm mạc viêm nhiễm gây ứ tắc dịch, mủ nhầy, thông mũi xoang và hỗ trợ dẫn lưu xoang hiệu quả. Ngoài ra, trong lúc phẫu thuật, các bác sĩ cũng có thể cắt bỏ các polyp, chỉnh hình lại vách ngăn mũi bị vẹo. Sau khi phẫu thuật, người bệnh phải tái khám định kỳ và có chế độ chăm sóc, vệ sinhd đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Người mắc
viêm mũi xoang phù nề, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng hàng ngày là rất quan trọng để bệnh nhanh cải thiện hơn. Việc bổ sung các hoạt chất cần thiết như
Immune Alpha, sữa non, FOS (chất xơ hòa tan) trong chế độ ăn mỗi ngày là các giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, giảm nguy cơ ốm vặt hoặc mắc các bệnh mạn tính, hô hấp hiệu quả.
Trong giai đoạn trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi, các bà mẹ cũng nên quan tâm bổ sung cho con các thành phần Canxi (nano), Vitamin D3, MK7 (vitamin K2), Ma-giê, Kẽm, DHA, Axit Folic… để trẻ nhanh lớn, khỏe mạnh, thông minh hơn. Đồng thời phòng ngừa tối đa nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn.