Viêm mũi xoang chiếm 25% trong các bệnh về chuyên khoa tai – mũi – họng.
Xoang là các hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt ở quanh hốc mũi và thông với hốc mũi. Viêm mũi xoang là tình trạng lớp lót niêm mạc ở các xoang bị viêm nhiễm, tổn thương gây ứ đọng dịch, chất nhầy, thu hẹp lỗ thông xoang.
Phân loại các dạng viêm mũi xoang
+ Viêm mũi xoang cấp tính: Thời gian mắc viêm mũi xoang cấp tính thường dưới 30 ngày, các xoang bị viêm chủ yếu chỉ là xoang hàm hoặc xoang sàn trước, xoang trán.
Triệu chứng của viêm mũi xoang cấp tính là ho, sốt, chảy mủ nhiều, ngạt một bên mũi sau đó lan sáng bên còn lại, đau đầu, phù nề.
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi xoang cấp tính là do nhiễm lạnh, do ngoại lực tác động hoặc do viêm mũi dị ứng kéo dài. Bệnh viêm xoang mũi cấp tính tiến triển nhanh, có thể khỏi trong vài ngày hoặc vài tuần nếu đáp ứng điều trị. Tuy nhiên, viêm mũi xoang cấp tính cũng có thể gây biến chứng giảm thị lực, viêm màng não…
+ Viêm mũi xoang mạn tính: Thời gian mắc bệnh kéo dài trên 2 tháng không khỏi, hoặc tái phát 4 lần/năm. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thường có biểu hiện viêm đa xoang cùng lúc.
Triệu chứng
viêm mũi xoang mạn tính là nghẹt mũi, chảy mủ màu xanh hoặc vàng, hơi thở hôi, đau nhức ở trán, vùng giữa hai mắt, hàm, đau sâu, rối loạn khả năng ngửi. Bệnh không thể chữa khỏi tận gốc, vì khi gặp điều kiện thuận lợi, các triệu chứng viêm xoang lại tiếp tục tái phát.
Nguyên nhân chủ yếu của
viêm mũi xoang mạn tính là do nhiễm trùng răng, viêm nhiễm hốc mũi. Biến chứng của viêm mũi xoang có thể dẫn đến polyp mũi, hoại tử niêm mạc gây ung thư xoang.
Khi nào viêm xoang mũi cần phải mổ?
Chỉ định mổ được bác sĩ đưa ra khi viêm xoang mạn tính không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc tái phát nhiều lần mỗi năm. Bên cạnh đó, những trường hợp bắt buộc phải mổ đó là có polyp mũi (cục thịt thừa), vẹo hoặc gai vách ngăn, cuống mũi dưới quá phát, xẹp lõm xoang hàm.
Phẫu thuật nội soi viêm xoang mũi được tiến hành với mục đích mổ lỗ thông xoang, đẩy dịch trong xoang ra hốc mũi, chỉnh sửa dị tật cấu trúc mũi (lệch vách ngăn)…
Sau khi mổ viêm xoang mũi, người bệnh cần vệ sinh mũi theo hướng dẫn và tái khám định kỳ.
Đối với đối tượng trẻ em bị
viêm mũi xoang cấp tính hay mạn tính, các bà mẹ nên quan tâm đến việc chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho con hàng ngày. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi xoang ở trẻ nhỏ là do sức đề kháng yếu, không đủ chống trọi lại sự tấn công của virus, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài.
Để phòng bệnh và hỗ trợ
điều trị viêm mũi xoang hiệu quả, các bà mẹ nên bổ sung cho con các thành phần như
Immune Alpha, sữa non, FOS (chất xơ hòa tan), Canxi, Vitamin D3, MK7, Ma-giê, Kẽm, DHA giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt và mắc các bệnh hô hấp, mạn tính. Đây cũng là biện pháp giúp trẻ cao lớn, thông minh, hạn chế nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng.