Nguyên nhân gây viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi xoang mạn tính kéo dài gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, kém tập trung trong công việc và học tập, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh. Hiện nay, Y khoa thế giới chưa có biện pháp nào giúp
điều trị viêm mũi xoang tận gốc, mà chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, phòng ngừa bệnh tái phát.
Có khá nhiều nguyên nhân gây
viêm mũi xoang mạn tính, trong đó phải kể đến các yếu tố như:
-
Viêm mũi xoang cấp tính không được điều trị dứt điểm sẽ chuyển sang
viêm mũi xoang mạn tính.
- Người mắc viêm mũi dị ứng.
- Có polyp mũi làm tắc nghẽn đường dẫn lưu của mũi, xoang.
- Do cấu trúc mũi bất thường như vẹo cách ngăn mũi cũng làm tắc nghẽn hoặc hạn chế đường dẫn lưu xoang.
- Các bệnh có liên quan đến sự suy giảm hệ miễn dịch, trào ngược dạ dày, thực quản…
Triệu chứng của bệnh viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi xoang mạn tính có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó những triệu chứng mà tự người bệnh có thể cảm nhận được bao gồm:
- Ngạt một bên hoặc hai bên mũi.
- Đau nhức vùng trán, thái dương, hàm, sau gáy…
- Mất mùi hoặc giảm khả năng ngửi.
- Nước mũi vàng hoặc xanh đặc.
- Hơi thở hôi.
- Ho, mệt mỏi…
Khi người bệnh đi nội soi mũi, các triệu chứng thực thể được phát hiện như sau:
- Mủ, dịch nhầy đặc ở khe giữa hoặc khe trên mũi.
- Thái hóa thành niêm mạc hoặc phù nề niêm mạc hốc mũi.
- Vẹo vách ngăn mũi.
Cách điều trị viêm mũi xoang mạn tính
Có hai cách điều trị viêm mũi xoang mạn tính hiện nay. Đó là phương pháp nội khoa và phương pháp ngoại khoa.
Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống, xịt (nhỏ), tiêm truyền. Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu được sử dụng để điều trị viêm mũi xoang cấp tính, đối với thể mạn tính, điều trị nội khoa không có nhiều tác dụng. Đa số các loại virus, vi khuẩn có thể kháng thuốc, nhờn thuốc, hoặc khi niêm mạc mũi xoang phù nề, các xoang bị tắc, thuốc khó có thể được chuyển đến nơi thích hợp để diệt virus, vi khuẩn hiệu quả.
Điều trị ngoại khoa: Mổ ngoại khoa là phương pháp được sử dụng cho các trường hợp mắc viêm mũi xoang mạn tính đặc biệt, không đáp ứng với điều trị nội khoa. Quy trình mổ nội soi giúp chống phù viêm niêm mạc, thông các lỗ xoang, hút rửa mủ, dịch nhầy viêm và đưa nước muỗi sinh lý vào hốc xoang…
Sau khi tìm hiểu viêm mũi xoang mạn tính là gì, nguyên nhân và cách khắc phục, với những người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, các bà mẹ nên bổ sung cho con các dưỡng chất để giúp con phục hồi nhanh chóng hơn. Cung cấp cho cơ thể trẻ những hoạt chất như Immune Alpha, Colostrum (sữa non), FOS (chất xơ hòa tan), Canxi (nano), Vitamin D3, MK7, Ma-giê, Kẽm, DHA là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch cho con, phòng ngừa ốm vặt, nguy cơ mắc các bệnh hô hấp hiệu quả. Đồng thời, giúp con phát triển chiều cao tiêu chuẩn, giảm đáng kể tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.