Viêm mũi xoang cấp là gì?
Viêm mũi xoang là tình trạng viêm màng lót niêm mạc của mũi và các xoang cạnh mũi. Viêm mũi xoang cấp xảy ra trong một thời gian ngắn (thông thường sau 1 – 2 tuần là khỏi). Thông thường, viêm mũi xoang cấp tính sẽ kéo dài dưới 4 tuần và bị lại không quá 3 lần/năm. Bệnh thường đáp ứng tốt với các loại thuốc kháng sinh và thuốc chống phù nề niêm mạc và cuốn mũi.
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi xoang cấp tính là do các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm mốc, dị ứng. Ngoài ra, người bị viêm mũi, cảm cúm, viêm họng, sâu răng hoặc gặp biến chứng từ bệnh sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn cũng là đối tượng dễ mắc viêm mũi xoang cấp với tỷ lệ khá cao.
Triệu chứng của viêm mũi xoang cấp
Viêm mũi xoang có biểu hiện tương tự như viêm xoang. Lúc đầu, người bệnh sẽ thấy dấu hiệu chảy nước mũi trong, sau đó dần chuyển sang đặc với màu vàng, xanh có mùi hôi. Điều này gây tắc các lỗ thông xoang ra các hốc mũi, ảnh hưởng đến khả năng ngửi của mũi.
Dấu hiệu tiếp theo của viêm xoang mũi là tình trạng đau nhức đầu ở các vị trí xoang bị viêm. Nếu viêm nhóm xoang trước, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức ở vùng trán, mặt, mắt theo giờ cố định, thường thiên vào buổi sáng. Nếu đau nhóm xoang sau, người bệnh sẽ thấy đau ê ẩm vùng sau gáy.
Cách điều trị viêm mũi xoang cấp tính
Để điều trị viêm mũi xoang cấp tính, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc trong thời gian trung bình từ 10 – 14 ngày.
Thuốc đầu tiên là sử dụng kháng sinh loại nhẹ (amoxicillin), nếu không đáp ứng với thuốc, người bệnh sẽ được chuyển sang dùng các loại kháng sinh mạnh hơn như cefuroxime, clarithromycin hoặc levofloxacin.
Song song với việc uống kháng sinh, người mắc viêm mũi xoang cấp tính cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc co mạch như xylomethazolin, oxymethazolin nhỏ tại chỗ, kết hợp rửa mũi với nước muối sinh lý thường xuyên.
Ngoài ra, nếu có tình trạng phù nề niêm mạc mũi, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm thuốc corticosteroid như hydrocortisone, dexamethasone để giảm sưng, phù ở mũi và thông mở các lỗ xoang.
Vào mùa đông, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị viêm mũi xoang nhiều nhất. Ngoài việc nắm được viêm mũi xoang cấp tính là gì, triệu chứng và các điều trị ra sao, các bà mẹ cũng nên quan tâm nhiều hơn đến việc bồi bổ dưỡng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho con.
Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam khuyến cáo, trẻ nên được bổ sung các hoạt chất như
Immune Alpha, sữa non, FOS (chất xơ hòa tan) trong giai đoạn từ 6 tháng đến 9 tuổi. Những dưỡng chất này đã được chứng minh có khả năng tăng cường sức khỏe cho trẻ, giảm thiểu ốm vặt, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp, mạn tính hiệu quả.
Bên cạnh đó, để ngăn chặn tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn ở trẻ mắc
viêm mũi xoang cấp tính và mạn tính, các bà mẹ cũng nên bổ sung đồng thời cho con các thành phần Canxi (nano), Vitamin D3, MK7 (vitamin K2) để giúp con phát triển tối ưu về xương và chiều cao đạt chuẩn.