Viêm mũi dị ứng theo mùa là tình trạng niêm mạc mũi phản ứng với các dị nguyên có trong không khí vào một mùa cụ thể trong năm. Bệnh lý hô hấp này dễ xảy ra nhất vào mùa xuân và mùa thu. Khi đó, phấn hoa từ cỏ, cây bay theo gió hòa vào không khí, trẻ hít phải qua đường mũi hoặc miệng gây nên viêm mũi dị ứng..
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ thường có nguyên nhân từ yếu tố gia đình (di truyền), hoặc do dị tật lệch vách ngăn mũi, polyp mũi, sức đề kháng yếu. Biểu hiện phổ biến khi trẻ mắc viêm mũi dị ứng theo mùa là hắt hơi, sổ mũi, ngứa bên trong mũi, tai và mắt nhưng không thể gãi, chảy nước mắt, nghẹt mũi, đôi khi kèm theo sốt cao.
Đối với trẻ nhỏ, việc sử dụng thuốc
chữa viêm mũi dị ứng theo mùa phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, trẻ sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc kháng histamine thế hệ mới để giảm các triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nên không được khuyến cáo sử dụng liên tục trong một thời gian dài.
Ngoài ra, một số trường hợp trẻ mắc
viêm mũi dị ứng nặng, bác sĩ cũng có thể kê thêm dạng thuốc corticoid (thuốc xịt) và montelukast. Nếu có điều kiện, các bậc cha mẹ cũng có thể xem xét sử dụng biện pháp tiêm giải mẫn cảm gây dị ứng cho trẻ.
Không chỉ cho trẻ sử dụng thuốc điều trị các
triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa, các bà mẹ nên có biện pháp sau để giúp con nhanh khỏi bệnh và phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát như sau:
- Tránh xa các yếu tố dị nguyên gây
viêm mũi dị ứng theo mùa ở trẻ: phấn hoa, lông thú, nấm mốc.
- Vệ sinh môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát tránh để vi khuẩn, nấm mốc trú ngụ.
- Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
(Tìm hiểu thêm: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối an toàn).
- Bổ sung các dưỡng chất như
Immune Alpha, Colostrum (sữa non), FOS (chất xơ hòa tan), Canxi (nano), Vitamin D3, MK7, DHA… để tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng ốm vặt, mắc các bệnh hô hấp, giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao và trí tuệ.