Viêm mũi dị ứng bắt nguồn từ cơ địa dị ứng với một số chất lạ từ môi trường bên ngoài. Phản ứng dị ứng có trong gene (di truyền) nên việc điều trị viêm mũi dị ứng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, chưa có cách chữa viêm mũi dị ứng dứt điểm mà chủ yếu chỉ dừng lại ở việc cắt phản ứng xảy ra.
Một số dị nguyên gây viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng có 4 triệu chứng chính: hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi và nghẹt mũi. Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là do cơ thể tiếp xúc với một số dị nguyên như sau:
- Thời tiết thay đổi: giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ nóng lạnh thất thường tác động có thể gây viêm mũi dị ứng. Biểu hiện chủ yếu là việc hắt hơi thành từng tràng liên tục vào buổi sáng.
- Bụi, phấn hoa: Bụi bẩn, nấm mốc, khói, phấn hoa xung quanh môi trường sống hoặc làm việc cũng là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng.
- Thực phẩm: Người có cơ địa dị ứng với hải sản (tôm, cua) và các loại trái cây chứa protein bề mặt tương tự phấn hoa như dưa hấu, cà chua, dâu tây…
- Các loại thuốc: Thuốc gây mê, gây tê, kháng sinh cũng có thể gây viêm mũi dị ứng.
Làm thế nào để chữa viêm mũi dị ứng dứt điểm?
Như đã nói ở trên, hiện nay vẫn chưa có phương pháp
chữa viêm mũi dị ứng dứt điểm hoàn toàn, mà chủ yếu mới dừng lại ở việc điều trị cắt dị ứng và phòng ngừa bệnh tái phát.
Ngoài việc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh dạng uống, thuốc xịt hoặc nhỏ để điều trị
triệu chứng của viêm mũi dị ứng truyền thống, ở nước ngoài, các nhà khoa học đã tìm ra biện pháp giải mẫn cảm ở người có cơ địa dị ứng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm vào cơ thể một loại kháng nguyên với liều lượng tăng dần để sản sinh miễn dịch. Tuy nhiên, phương pháp này lâu cho kết quả (4 – 5 năm) và chi phí rất đắt đỏ nên chưa xuất hiện tại Việt Nam.
Cách tốt nhất để điều trị viêm mũi dị ứng là tìm ra dị nguyên gây kích ứng ở từng người, từ đó có có biện pháp tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó.
Để làm được điều này, người bệnh nên tuân thủ một số vấn đề sau:
- Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý 0.9% mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.
- Khi đi ra ngoài nên có biện pháp bảo vệ mũi, miệng khỏi khói, bụi, khí thải ô nhiễm.
- Làm sạch môi trường sống, tránh để nấm, mốc phát triển.
- Không nuôi thú cưng hoặc tiếp xúc với thú nhồi bông nếu cơ địa bị dị ứng với lông, vải, sợi.
- Mặc ấm và bảo vệ mũi, miệng khi thời tiết chuyển từ nóng sáng lạnh.
Dù chưa có biện pháp chữa viêm mũi dị ứng dứt điểm khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể hạn chế tối đa bệnh tái phát khi chủ động phòng ngừa.
Đối với trẻ em bị viêm mũi dị ứng, ngoài việc tuân thủ các yếu cầu ở trên, các bà mẹ cũng nên thường xuyên bổ sung cho con chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, các bà mẹ có trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi nên cung cấp cho con các dưỡng chất như
Immune Alpha, sữa non, FOS (chất xơ hòa tan),
Canxi (nano),
Vitamin D3,
MK7, DHA để giảm tình trạng ốm vặt và mắc các bệnh hô hấp. Đồng thời, giúp con nhanh lớn, phát triển chiều cao và trí tuệ toàn diện.