* Trẻ con cũng biết giận dữ
Chắc hẳn trong số chúng ta, những người có con nhỏ đều không ít lần gặp tình huống trẻ lăn ra đất gào thét mà không chịu mặc quần áo khoác giữa lúc trời lạnh hay không chịu đi ngủ vì quên con búp bê ở đâu đó, có bé đòi ngồi bô mà không "ị", giậm chân và khóc ầm ĩ đòi mua đồ chơi giữa cửa hiệu, đường phố...Có bé lại luôn làn theo ý mình, ai làm trái ý thì giận dữ, thậm chí thường xuyên vì thế mà đánh bạn...
Đối với trẻ con, "cái tôi" đang được hình thành và có lúc bé cũng khẳng định điều này. Mặt khác, khả năng học hỏi của bé cũng đang phát triển nên bé sẽ bộc lộ nhiều cảm xúc hơn, cá tính đa dạng hơn. Do đó, cha mẹ cần chú trọng việc theo dõi để giúp bé hiểu hơn về bản thân mình, phát triển nhận thức, uốn nắn tính cách, rèn cho bé những thói quen. Bởi những gì hình thành ở bé trong giai đoạn này sẽ theo bé suốt những chặng đường về sau này, và nếu qua giai đoạn này, việc uốn nắn bé sẽ khó khăn gấp nhiều lần. Không những vậy, tập cho trẻ biết tự "hạ nhiệt" từ còn rất nhỏ sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, tập trung tốt hơn, quan hệ với bạn bè thân thiện hơn, giúp trẻ tìm ra những từ ngữ để diễn tả được cảm xúc của mình, từ đó phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
* Cha mẹ cần làm gì ?
Khi trẻ tức giận, rối trí, ghen tị, thậm chí nổi khùng, đánh bạn, đập vỡ đồ chơi, bù lu bù loa, giậm chân...Cha mẹ có thể :
- "Đánh trống lảng", làm như không có truyện gì xẩy ra. Khi không có khán giả, mọi giận dữ sẽ đi qua nhanh chóng.
- Giúp trẻ chuyển con dữ sang một vật trung gian : kéo tay, chân hoặc bạnh mặt của con thú bông...
- Bắt chước trẻ, làm cho trẻ cười phá lên. Nếu bé đập chân, đập tay thì cha mẹ có thể giả vờ gào lên như bé đang làm rồi bế bé lên rồi chạy. Hoặc làm trò chạy nhảy, hò hét ồn ào, trẻ sẽ quên cả giận dữ.
- Đưa trẻ ra khỏi nhà ( nào cùng đi chơi, đi xem vịt...) hoặc phân tán chú ý của trẻ bằng cách lấy hộp màu ra cho trẻ khác chơi, lấy đồ ăn ra cho trẻ nhìn thấy...trẻ sẽ quên giận dữ và "mon men" lại gần.
- Nhắc cho trẻ nghe những nhân vật trong sách, truyện tranh, phim hoạt hình mà trẻ biết đã từng có hành vi cau có, rất xấu xí ( công chúa trong truyện "Hoàng Tử Ếch", mèo Tôm trong "Tôm và Jerry"...) hoặc vẽ cái đầu xịt khói, toát mồ hôi...
- Cần biết tạo cho trẻ nổi giận, từ đó giải thích để trẻ hiểu.
Ví dụ: Khi trẻ bực mình vì không được mặc cái áo mà chúng yêu thích, cha mẹ cần cảm thông và nói với trẻ :"Áo đó con mặc bẩn rồi, đợi mẹ giặt, phơi khô rồi con mặc nhé!". Trẻ sẽ hiểu và quên luôn giận dữ.
- Quan trọng là cha mẹ phải học cách kiềm chế mình để có được bình tĩnh, không nổi cáu và cảm thông ( nhưng cũng không phụ thuộc) với trẻ, có như thế cơn giận của trẻ sẽ qua nhanh.
Trang bị cho bé những nhận thức đầu tiên về cách giải quyết các "vấn đề" thường gặp ở lứa tuổi của bé và giúp bé biết cách ứng xử một cách đúng mực, hòa nhã trong các tình huống đó là điều mà bố mẹ nào cũng mong muốn.
Theo healthplus.vn