Theo số liệu giám sát dinh dưỡng gần đây, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở nước ta là 16,2% (suy dinh dưỡng thể cân nhẹ); 26,7% suy dinh dưỡng thể thấp còi và 6,7% suy dinh dưỡng thể gầy còm. Trong khi số lượng trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở mức cao thì trẻ thừ
* Bữa ăn của người Việt đang có sự thay đổi :
Suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng. Theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, tiêu thụ gạo trong các gia đình có xu hướng giảm, rau có tăng thêm nhưng không nhiều. Tiêu thụ đậu phụ đã tăng so với giai đoạn 1985-1990 nhưng theo khuyến nghị thì chưa đạt trong khi đó, tiêu thụ thịt tăng đột biến. Nếu như giai đoạn 1981-1985 tiêu thụ thịt là 11,1g/đầu người/ngày thì nay tăng lên 84g/người/ngày, điều này cũng giải thích tại sao số người thừa cân, béo phì đang gia tăng nhanh chóng. Một tín hiệu đáng mừng là việc tiêu thụ quả chín, sữa tăng lên rõ rệt, tính đa dạng trong khẩu phần ăn cũng tăng lên nên tuổi thọ của người Việt đã tăng lên 75 tuổi.
* Chưa nên mừng vì chiều cao được cải thiện :
Qua theo dõi số lượng trẻ đến khám dinh dưỡng tại Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, PGS.TS Lê Bạch Mai, phó Viện trưởng Viện DDQG cho biết, 53% ông bố bà mẹ không biết con mình thừa cân. Tại một trường tiểu học quận Hai Bà Trưng - Hà Nội qua thăm khám có tới 60% trẻ thừa cân, số em này sau này có nguy cơ rối loạn mỡ máu.
Thừa cân, béo phì dẫn đến tuổi trưởng thành của các em đến sớm. Rất nhiều em mới 10 tuổi đã có hành kinh, điều này ảnh hưởng rất lớn tới chiều cao của các em sau này. Nghiên cứu chiều cao của người Việt thì từ 1945-1985 chiều cao của người Việt không được cải thiện. Từ 1985 đến nay, mỗi năm chiều cao trung bình của người Việt được cải thiện 1cm, đây là mức còn khá khiêm tốn.
Để tăng chiều cao, theo PGS.TS Lê Bạch Mai, ngay từ khi mang thai người mẹ phải chăm sóc thai nhi thật tốt bằng cách bổ sung sắt, axit folic; 9 tháng mang thai người mẹ phải được cung cấp đủ năng lượng, đặc biệt là vi khoáng. Khi sinh con, trong ba tháng đầu là 3 tháng trẻ có tăng tối đa 9cm nên bà mẹ cần quan tâm đến dinh dưỡng, giấc ngủ cho con.
Chiều cao chỉ tăng khi có cơ hội còn cân nặng có thể tăng giảm bất kỳ lúc nào.
* Chế độ ăn cho trẻ béo phì :
Ths Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc TT Truyền Thông, Viện DDQG cho biết, mục tiêu hiện nay là giảm tốc độ tăng cân của trẻ bằng cách giảm năng lượng ăn vào thông qua chế độ ăn phù hợp, tăng năng lượng tiêu hao thông qua hoạt động thể lực. Trẻ béo phì thì vẫn phải đảm bảo đầy đủ vi chất như: Canxi, Sắt, Kẽm, Vitamin A...Khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn 1 loại thực phẩm nào đó, nên uống sữa không đường, hạn chế đồ xào rán, nên làm món luộc, hấp, kho, nên nhai kỹ, ăn chậm, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói.
Theo tienphong.vn