Hiểu rõ những "cột mốc vàng" trong giai đoạn phát triển trí não của trẻ nhỏ giúp cha mẹ năm được cách chăm sóc để trẻ có một trí tuệ phát triển vượt trội.
3 giai đoạn phát triển trí não của trẻ
- Giai đoạn bào thai, bước đầu “xây dựng” trí thông minh
Ngay từ tuần thứ 5, não bộ và tuỷ sống của thai nhi đã dần hình thành. Đến tuần thứ 8, não bộ của trẻ bắt đầu phát triển, có thể cảm nhận và “thấu hiểu” được những tín hiệu đến từ cơ thể mẹ.
Bước vào tháng thứ 5, các tế bào thần kinh được tạo ra với tốc độ ấn tượng, khoảng 250 000 tế bào thần kinh mỗi phút, đồng thời kết nối với nhau một cách mạnh mẽ. Việc này giúp cho các giác quan của thai nhi phát triển bùng nổ và đạt tới đỉnh cao. Ở thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, vỏ não bắt đầu xuất hiện nhiều nếp gấp và trẻ có được khả năng nhìn, nghe và nhận biết ngôn ngữ một cách sơ khai.
- Từ 0 – 2 tuổi, trí não trẻ phát triển vượt trội, chiếm 80% trọng lượng não bộ người trưởng thành
Ở thời điểm này, có hơn 1 000 tỷ kết nối giữa các tế bào thần kinh với nhau được hình thành. Não bộ trẻ diễn ra nhiều biến chuyển quan trọng. Những vùng não liên quan đến ngôn ngữ, ghi nhớ, nghe và nhìn đặc biệt phát triển mạnh, là tiền đề quan trọng để trẻ tăng cường khả năng nhận thức, học hỏi về sau. Bắt đầu từ giai đoạn này, ba mẹ cần tập trung vào việc phát triển khả năng tư duy ở trẻ bằng cách tương tác với trẻ nhiều hơn như: nói chuyện, hát, đọc truyện, chơi với trẻ cũng như cho trẻ khám phá đồ vật xung quanh mình.
- Từ 2 – 6 tuổi, thời kỳ phát triển khả năng tư duy
Từ năm thứ 3 trở đi, bộ não của trẻ vẫn phát triển nhưng với tốc độ chậm rãi hơn và đến năm 6 tuổi, cấu trúc của bộ não đã gần như hoàn thiện.
Yếu tố quyết định sự phát triển trí não của trẻ
Trong giai đoạn thai kỳ, dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến xu hướng phát triển của não bộ thai nhi. Nhu cầu dinh dưỡng để não bộ phát triển thời kỳ này cũng chiếm đến 70% tổng nhu cầu cơ thể thai nhi cần. Trong đó, I ốt và DHA là hai dưỡng chất đặc biệt quan trọng.
I ốt và DHA cần được bổ sung hàng ngày cho đến khi trẻ ngưng bú mẹ, trong đó đặc biệt đều đặn hơn vào 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài I ốt và DHA, các dưỡng chất như sắt, acid folic cũng là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Acid folic có vai trò đặc biệt quan trọng cần được bổ sung ngay từ khi có ý định mang thai ít nhất 3 tháng và trong suốt giai đoạn thai kì, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Đồng thời, các mẹ cũng cần bổ sung các dưỡng chất giúp trẻ phát triển toàn diện ngay từ những năm tháng đầu đời. Quan trọng nhất là bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương của trẻ như Canxi, Vitamin D3 và MK7, Kẽm, Đồng, Mangan, Silic, Boron….Và những dưỡng chất cần thiết cho mắt và não bộ khác như: EPA, Taurin, Cao Bilberry.
Đặc biệt, trong suốt giai đoạn phát triển trí não của trẻ hãy tạo một môi trường sống lành mạnh, khoa học cũng là cách giúp trẻ phát triển não bộ tốt nhất.