Trí thông minh rất linh hoạt và có nhiều điều cha mẹ có thể làm để rèn luyện cho con mỗi ngày. Hãy vô tư chơi đùa với bé khi có thời gian, để bé có được những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời.
Làm bé bất ngờ
Hãy làm cho bé vui bằng cách thơm vào má, vào tay hoặc thổi vào rốn bé. Đồng thời, hãy tạo ra những tiếng bẹp bẹp và nhìn ngắm bé phản ứng thích thú.
Chơi trò đoán đồ vật
Lấy 3 chiếc cốc bằng nhựa và giấu 1 trong những món đồ chơi nhỏ của bé dưới 1 trong 3 số đó. Thay đổi vị trí các cốc rồi để bé đoán.
Chơi ú tim.
Trò chơi trốn tìm của bạn không những có tác dụng khiến bé bật cười mà còn học được 1 điều rằng có những vật có thể biến mất đi một lúc rồi lại xuất hiện ra.
Dạy bé học chữ.
Hãy lựa chọn mỗi tuần để học 1 chữ trong bảng chữ cái. Chẳng hạn như, hãy đọc cuốn sách bắt đầu bằng chữ A, ăn thức ăn có chữ A, cắt đồ ăn theo hình chữ A và viết chữ A lên phía trên tường bằng phấn.
Hãy nhặt đồ lên
Có vẻ bé thường xuyên làm rơi đồ từ trên ghế ngồi của mình xuống đất và điều này khiến bạn khó chịu, hãy cứ nhặt đi. Bé sẽ học được và kiểm chứng được luật hấp dẫn. Đưa cho bé thật nhiều giấy bọc bông hoặc 1 số quả bóng tennis, để một cái ống bên dưới đất và hãy để bé nhắm nào.
Rút một hoặt hai tờ giấy ăn
Nếu bé thích rút khăn giấy ra từ hộp hãy để bé chơi. Sau đó, bạn sẽ để ý thấy bé có thể vò nát giấy rồi lại gỡ giấy ra. Hãy giấu mấy đồ chơi be bé bên dưới chúng và rụng lưỡi lên khi bạn lại tìm thấy chúng.
Chạm và cảm nhận
Hãy cho 1 chiếc hộp gồm thật nhiều loại vải khác nhau: vải lụa, vải long cừu và vải đũi… Nhẹ nhàng lấy vải xoa lên má, chân, bụng giúp bé cảm nhận từng loại vải đem lại cảm giác như thế nào.
Hãy để bé chơi với đồ ăn
Khi bé đã sẵn sàng hãy cung cấp những bữa ăn đa dạng: có thể bao gồm đậu nấu nhuyễn, ngũ cốc, pasta và dưa đỏ…bé sẽ học được cách cầm thức ăn và phát triển được giác quan.
Đếm mọi thứ
Hãy đếm xem có bao nhiêu hình khối mà bé có thể xếp hoặc số bậc cầu thang ở trong nhà hoặc đơn giản là ngón tay và ngón chân của bé. Hãy tạo một thói quen đếm số thật to, bé sẽ sớm tham gia cùng bạn.
Làm album gia đình.
Bao gồm những bức ảnh của họ hàng gần và xa, hãy tự lật lại chúng và cho bé xem, đồng thời dạy bé nhớ thường xuyên để tạo thói quen ghi nhớ cho bé. Khi bà và ông gọi điện tới hãy cho bé xem ảnh trong khi đang nghe điện thoại.
Cho bé xem lại hình ảnh của chính mình.
Hãy cùng nhau xem những thước phim của những ngày bé tắm lần đầu, những ngày bé tập lẫy, những thời khắc bé chơi cùng ông bà. Hãy cùng kể chuyện để bé phát triển cả ngôn ngữ và khả năng ghi nhớ.
Tạo một trò chơi ghi nhớ.
Chụp các bức ảnh cận cảnh của những người quan trọng trong đời bé, in ra làm 2 bản. vậy là bạn đã có một cặp ảnh giống hệ nhau để sẵn sàng cho trò chơi. Hãy đặt chúng nằm ngửa trên bàn và giúp bé tìm những cặp giống nhau. Khi bé càng lớn hơn, bạn có thể điều chỉnh trò chơi này bằng cách úp các mặt ảnh xuống.
Tận dụng thời gian kể chuyện.
Hãy chỉ ra từng điểm chi tiết nhỏ trong bức tranh, và hỏi bé những câu hỏi, từ việc suy luận (“Đố con biết sao anh chàng lại không muốn thử quả trứng xanh và thịt chân giò?) cho đến những vấn đề cụ thể (Con đã nhìn thấy một chú chó trắng bao giờ chưa?)
Chơi đùa trong mưa.
Nhảy vào vũng nước. Ngồi trên cỏ ướt cùng nhau. Đó là một cách chơi vô cùng thú vị dù có hơi bẩn một chút. Dù sao, đó là cách để dạy bé về ướt/khô.
Mặc đồ.
Hãy để bé chơi với quần áo cũ của bố. Tìm một vài chiếc mũ len, khăn choàng hoặc găng tay. Mặc đồ vào và chơi trò giả danh để xem bé có thể tưởng tượng đến đâu.
Trên đây là những trò chơi giúp bé phát triển trí thông minh mà cha mẹ có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể cho bổ sung cho trẻ những dưỡng chất cần thiết cho phát triển trí não như: DHA, EPA, Taurin và Cao Bilberry…đồng thời, các dưỡng chất này còn giúp cho mắt bé sáng khỏe hơn. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho chiều cao của bé như Canxi, Vitamin D3 và Mk7…để bé phát triển toàn diện về trí lực và thể lực nhé.
Theo: suckhoedoisong.vn