Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh xảy ra khi nào?
Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh xảy ra xảy ra quanh năm do sự thay đổi thời tiết thất thường, chuyển giao mùa, nắng mưa hoặc tiếp xúc với các loại lông thú nuôi trong nhà, không khí bụi bẩn. Do sự vệ sinh, thói quen ăn uống không khoa học.
Bên cạnh đó, cơ địa của trẻ chưa được hoàn thiện để thích nghi với môi trường, cấu trúc mũi họng bất thường, trẻ không được tiêm phòng sau sinh. Người mẹ sau khi sinh không đủ sữa cho con bú hay người mẹ bị ốm dùng kháng sinh, không tốt cho trẻ đang bú.
Thường viêm mũi họng cấp hay gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, hoặc những trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Lúc này hệ miễn dịch của trẻ mới đang quá trình hoàn thiện, trong khi sức đề kháng thừa hưởng từ mẹ ngày một ít.
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng cấp
Khi trẻ bị viêm mũi họng cấp thường có các biểu hiện như quấy khóc liên tục, bỏ bú, thân nhiệt cao, đôi khi có thể bị sốt cao. Khi trẻ đang bú sữa mẹ thường có các biểu hiện nôn chớ, nuốt vướng, chảy nước mũi.
Cần phải phát hiện kịp thời các tình trạng trên, nếu để lâu trẻ có thể bị sốt cao, co giật, dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như viêm thanh quản, tiếng khóc khàn, trẻ khó thở, đau tai, viêm tai giữa. Các biểu hiện của bệnh thật nguy hiểm, nên mẹ cần phải phòng bệnh cho trẻ ngay ban đầu.
Cách phòng viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh cần phải được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất là 6 tháng đầu, được giữ ấm, để bảo vệ cho trẻ trước những thay đổi không khí hanh khô, lạnh ẩm thất thường. Môi trường xung quanh trong sạch và thoáng mát tránh có gió lùa và cần vệ sinh trẻ mỗi ngày bằng nước ấm.
Theo các bác sĩ nhi khoa, với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã bắt đầu ăn dặm, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đang phát triển và hoàn thiện hơn khả năng hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn, mẹ cần tăng cường cho trẻ những thức ăn tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Có thể cho trẻ bổ sung cho trẻ các nước ép trái cây, chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường đề kháng cho trẻ.
Dù thực phẩm xung quanh ta có rất nhiều dưỡng chất tăng cường sức đề kháng, nhưng các dưỡng chất đó có thể hao hụt trong quá trình chúng ta chế biến, nên có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc bổ sung các dưỡng chất như
Immune Alpha, Colostrum ( sữa non), FOS ( chất xơ hòa tan) có trong các sản phẩm bổ sung dạng cốm, có thể hoà cùng với sữa cho trẻ uống mỗi ngày. Bên cạnh đó bổ sung cùng với các dưỡng chất như Canxi nano, Vitamin D3, MK7, DHA, kẽm nano, magie giúp trẻ phát triển chiều cao cân đối và trí thông minh.
Thậm chí cần cho trẻ đi khám định kỳ tại các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để kịp thời biết được tình trạng sức khỏe của trẻ, sự phát triển của trẻ để ngăn ngừa còi xương, suy dinh dưỡng, đồng thời phát hiện sớm các bệnh để phòng và điều trị kịp thời.