Viêm mũi mủ ở trẻ là tình trạng vùng niêm mạc mũi bị sung huyết và tổn thương. Lúc này ở mũi tiết ra nhiều chất nhầy với mủ màu vàng hoặc xanh có mùi hôi. Bệnh viêm mũi mủ thường xuyên xảy ra ở những trẻ có độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ còn nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu không đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh. Do vậy, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường họng.
Bệnh viêm mũi ở trẻ em làm cho trẻ bứt rứt, quấy khóc và kém ăn. Có thể khiến trẻ nôn ói và tiêu chảy. Thời tiết giao mùa, nhiệt độ nóng, lạnh thất thường là lúc trẻ dễ bị mắc bệnh viêm mũi nhất. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần phải hết sức chú ý bảo vệ trẻ tránh khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài cũng như tăng cường sức đề kháng cho trẻ chống lại bệnh tật.
Viêm mũi mủ thường hay gặp nhất ở trẻ em, vì ở độ tuổi này sức đề kháng của bé còn yếu. Đồng thời trẻ đang trong độ tuổi đi học tiếp xúc ở nơi đông người. Điều này cũng khiến cho các bé dễ bị bệnh hơn. Bạn có thể nhận biết trẻ bị viêm mũi mủ qua một số dấu hiệu sau:
- Trẻ bị sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc và biếng ăn.
- Thường xuyên bị nghẹt mũi
- Chảy nước mũi hai bên
- Có dấu hiệu rối loạn đường tiêu hóa
Khi mắc bệnh trẻ em thường là đối tượng rất khó điều trị bệnh, bởi trẻ còn quá nhỏ chưa nhận thức và biết được những gì cần làm. Tuy nhiên, khi trẻ bị
bệnh viêm mũi mủ nhầy, các bậc cha mẹ cần cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác.
Bên cạnh đó, mẹ có thể tự mình chăm sóc con khi thấy hiện tượng viêm mũi như:
- Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm tự pha để rửa mũi cho trẻ. Cách làm này có tác dụng giúp hạn chế vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp của trẻ.
- Trong những trường hợp này trẻ thường rất chán ăn do mệt trong người. Bạn nên nấu cháo và thay đổi khẩu vị để trẻ dễ ăn hơn. Chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng chống lại bệnh và nhanh chóng khỏi bệnh. Hoặc bổ sung thêm các chế phẩm có các dưỡng chất như:
Immune Alpha,
Sữa non,
FOS ..giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ từ bên trong, chống lại được các mầm bệnh, giảm ốm vặt, không còn lo sợ các bệnh về đường hô hấp. Tốt nhất, cha mẹ nên bổ sung thường xuyên cho trẻ tránh tình trạng trong hệ miễn dịch của trẻ có lỗ hổng tạo điều kiện cho các mầm mống bệnh từ bên ngoài gây hại đến cơ thể trẻ.
- Khi ra đường nên đeo khẩu trang cho trẻ để chống tác nhân khói bụi.
Trên đây là một số kinh nghiệm và những điều cần biết khi
trẻ bị viêm mũi mủ. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng theo.