Viêm mũi mủ ở trẻ có thể do nhiễm khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài gây ra. Nhất là vào thời tiết giao mùa, nhiệt độ nóng – lạnh thất thường là lúc trẻ dễ bị mắc viêm mũi nhất. Khi trẻ bị viêm mũi mủ với các triệu chứng kéo dài trên 7 ngày. Kèm theo các triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở. Lúc này cha mẹ phải kịp thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Viêm mũi mủ nếu không được khám và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp. Tuy nhiên,
bệnh viêm mũi ở trẻ em sẽ không nguy hiểm nếu cha mẹ biết cách chủ động phòng tránh cho trẻ bằng các biện pháp vệ sinh sạch sẽ.
Điều trị tại chỗ
Đối với quá trình điều trị tại chỗ, nên sử dụng nhóm thuốc co mạch, thuốc chống sung huyết mũi và thuốc kháng sinh tai mũi.
Thông thường những loại thuốc này thường chỉ định dùng từ 7 đến 10 ngày để tránh tình trạng nghiện thuốc.
Trên thực tế, việc sử dụng loại thuốc nào và liều lượng ra sao khi
điều trị viêm mũi mủ còn phụ thuộc vào thể bệnh, tình trạng sức khỏe, cơ địa, mức độ tiến triển bệnh của bệnh nhân.
Các bậc cha mẹ có thể phòng và
điều trị an toàn bệnh viêm mũi mủ bằng những việc làm đơn giản hàng ngày:
- Luôn giữ ấm, tránh gió lùa trực tiếp vào cổ họng trẻ
- Vệ sinh thường xuyên nhà cửa, đồ chơi, nơi bé ngủ.
- Dạy cho trẻ không được ngoáy mũi, vì như vậy dễ gây tổn thương niêm mạc mũi
- Vệ sinh mũi thường xuyên để loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy. Điều này sẽ góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì, viêm xoang.
- Bổ sung các dưỡng chất giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, hoàn thiện hệ thống miễn dịch bằng cách bạn nên chọn sản phẩm có chữa các thành phần như:
Immune Alpha, Sữa non, FOS (chất xơ hòa tan)…với những dưỡng chất này sẽ giúp trẻ ít ốm vặt hơn, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là đường hô hấp trên. Nên bổ sung cho trẻ thành từng đợt từ 3 đến 6 tháng để đạt được hiệu quả cao nhất.