Cần hiểu đúng công dụng của thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh chỉ có công dụng tiêu diệt các loại vi trùng, vì thế nên nó hoàn toàn vô hiệu đối với virut. Trong thực tế, phần lớn các ca mắc bệnh như viêm họng, sốt, viêm phế quản…đều do virut gây ra. Nếu sử dụng kháng sinh trong trường hợp này sẽ là “lợi bất cập hại”, do nó không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, mà còn tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi cho cơ thể.
Ngoài ra, tác dụng phụ của kháng sinh cũng là một vấn đề không dễ chịu chút nào đối với người bệnh. Một số phản ứng thường gặp ta có thể nhắc đến như dị ứng, buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy hoặc sốc phản vệ. Nguy hiểm hơn nữa là tình trạng nhờn thuốc xảy ra, khiến cho kháng sinh không còn tác dụng hiệu quả đối với bệnh nữa, dẫn đến diễn biến nặng hơn và thậm chí gây tử vong.
Trẻ bị viêm mũi họng có cần uống kháng sinh?
Theo thống kê của các tổ chức khoa học, chỉ có khoảng 10 đến 20% số trẻ bị viêm họng có kèm theo các biến chứng do nhiễm khuẩn thì mới nên dùng kháng sinh. Trong trường hợp này, tốt nhất là phải xác định một cách cẩn thận, chính xác thông qua các xét nghiệm để tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh và dùng ngay kháng sinh đặc hiệu mới trị dứt được dạng viêm họng đó.
Tuy nhiên, những trẻ uống nhiều kháng sinh thì có khả năng mắc các bệnh nhiễm khuẩn cao hơn so với thông thường. Lý do là vì hệ miễn dịch của trẻ không được khởi động và làm việc một cách mạnh mẽ để đả kích khả năng tự chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng đừng quá lo lắng trước những phản ứng đầu tiên của trẻ trước căn bệnh viêm họng như ho, sốt….nếu triệu chứng mới và nhẹ. Trong trường hợp này ho chỉ là cơ chế giúp cơ thể đào thải bớt các vi trùng, virut và chất dịch nhầy ra khỏi cơ thể, giúp bảo vệ đường hô hấp tốt hơn. Sốt cũng vậy, cũng là một phản ứng tự vệ để chống lại nhiễm trùng.
Khi trẻ bị viêm mũi họng nếu không kháng sinh thì trị bằng cách nào?
Khi bé có những dấu hiệu của
bệnh viêm mũi họng, trước tiên bạn nên bình tĩnh và thực hiện tốt chế độ chăm sóc cho bé. Nếu bé ho, kèm theo sổ mũi, sốt nhẹ hoặc không sốt thì có thể chỉ là viêm họng do cảm lạnh.
Lúc này cha mẹ nên giữ ấm cho bé, cho ăn cháo, súp thay cơm để bé dễ tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn. Uống nhiều nước, bổ sung thêm trái cây tươi, súc miệng bằng nước muối ấm…cũng là những cách hỗ trợ điều trị viêm họng, giúp cho bé mau khỏi bệnh và lại vui chơi như bình thường.
Cha mẹ cần tìm được giải pháp hiệu quả nhất đó chính là tăng cường sức đề kháng cho trẻ, tránh tình trạng trẻ hay ốm vặt, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi trẻ hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp trên. Một số dưỡng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đó chính là
Immune Alpha, Sữa non Colostrum, FOS (chất xơ hòa tan)…với các dưỡng chất này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, từ đó trẻ sẽ có sức khỏe chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh từ bên trong.
Nếu áp dụng chuẩn các cách phòng ngừa bệnh về đường hô hấp cho trẻ bằng cách tăng cường sức đề kháng, giữ gìn vệ sinh vùng mũi, họng khoa học thì các bậc cha mẹ không còn quá lo lắng về việc trẻ bị viêm mũi họng có cần uống kháng sinh không.