Viêm mũi họng ở trẻ nếu không được chuẩn đoán và đưa ra hướng điều trị kịp thời sẽ rất nhanh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như gây viêm đường hô hấp dưới.
Viêm mũi họng tại sao gặp nhiều ở trẻ em
Bệnh viêm mũi họng là bệnh xảy ra trên bề mặt niên mạc hốc mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau, với các triệu trứng điển hình như: chảy nước mũi, tắc nghẹn mũi, hắt hơi, có dịch mũi chảy xuống họng gây đau rát họng và ho.
Bệnh viêm mũi họng là bệnh thường mắc ở mọi lứa tuổi khác nhau, hầu như không ai có thể tránh khỏi dù có giữa gìn sức khỏe tốt đến thế nào. Tuy nhiên ở độ tuổi hay mắc
bệnh viêm mũi họng nhiều nhất lại là trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên đến 6 tuổi, do chưa tự ý thức được chăm sóc cơ thể và phòng bệnh.
Hơn nữa từ 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch thụ động trẻ được hưởng từ thời kỳ bào thai đang hết dần, trong khi hệ miễn dịch chủ động của cơ thể trẻ phải tới 4 tuổi mới tương đối hoàn thiện, đồng thời sức đề kháng trong sữa mẹ cũng ít dần đi do đây là thời điểm các mẹ bắt đầu đi làm, trẻ sẽ ít được bú mẹ thường xuyên hơn.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ 6 tháng tới khoảng 4-6 tuổi là lúc trẻ bắt đầu đi lớp, việc tiếp xúc với môi trường mới cũng khiến trẻ dễ bị viêm mũi họng hơn.
Có rất nhiều tác nhân gây viêm mũi họng ở trẻ, không đơn thuần là do thay đổi thời tiết, mà còn do ô nhiễm môi trường (ô nhiễm từ khói xăng, bụi đường, môi trường nước, các hóa chất .... ) hoặc do cấu trúc bất thường của các xoang mũi thông với họng.
Trong các nguyên nhân gây bệnh viêm xoang mũi kể trên, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhiễm khuẩn, virut và sự thay đổi thời tiết là những nguyên nhân chủ yếu. Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý phát hiện kịp thời nếu con bị viêm mũi họng thì cần phải điều trị kịp thời ngay.
Cách phòng và điều trị bệnh viêm mũi họng ở trẻ
Khi trẻ bị viêm mũi họng cần phải vệ sinh mũi họng bằng cách đánh răng trước khi đi ngủ, súc miệng, họng bằng nước múi 0,9%, hoặc cách dung dịch kiềm nhẹ, rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ, độc độc hại gây bệnh xung quanh môi trường sống, chú ý cho trẻ mặc ấm khi thời tiết thay đổi có gió lạnh.
Nếu là
viêm mũi họng do virut thì điều trị chính là hạ sốt, giảm đau. Cần tăng cường ăn hoa quả, uống nhiều nước, không nên ăn những thức ăn khó tiêu. Trường hợp viêm mũi họng do vi khuẩn thì có thể dùng kháng sinh như amoxicillin, cloxacilin, cephalexin... theo chỉ thị kê đơn của bác sĩ.
Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, hệ miễn dich chủ động của trẻ vẫn còn non yếu, chưa đủ hoàn thiện để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virut, sự thay đổi thời tiết bất thường. Cho nên, các bệnh về viêm mũi họng ở trẻ em hay bị mắc phải, các bậc cha mẹ nên quan tâm tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bằng việc bổ sung các dưỡng chất như
Immune Alpha, Colostrum ( sữa non), chất xơ hòa tan FOS hàng ngày cho trẻ là giải pháp an toàn và hiệu quả được các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo.
Tuy nhiên khi cung cấp các dưỡng chất tăng cường sức đề kháng, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung thêm các khoáng chất canxi, Vitamin D3, MK7, kẽm, magie, DHA, giúp trẻ phát triển chiều cao và phát triển trí não. Nhờ đó trẻ vừa phòng tránh được bệnh viêm mũi họng hay gặp, vừa có đầy đủ dưỡng chất để phát triển cao lớn toàn diện.