Dáng chân vòng kiềng chính là hậu quả của một giai đoạn trong cuộc đời chúng ta không chăm sóc sức khỏe xương thật tốt, điều này khiến một người cảm thấy thiếu tự tin và kém thành công trong cuộc sống.
Nếu không muốn con của bạn ở tuổi trưởng thành phải “sở hữu” một đôi chân vòng kiềng, hãy quan tâm tới sức khỏe xương ngay từ nhỏ.
Đôi chân vòng kiềng xuất hiện từ khi nào?
Nhận diện đôi chân vòng kiềng rất đơn giản, đó là người có dáng đứng, dáng đi 2 đầu gối chìa ra trong khi mắt cá chân chụm lại và bàn chân hướng thẳng về phía trước.Dáng chân vòng kiềng được biết đến từ bẩm sinh, tức là trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi) đã có đôi chân vòng kiềng do tư thế nằm trong bụng mẹ khi còn là bào thai. Đây gọi là chân vòng kiềng sinh lý và không cần tác động gì, đến năm 1 tuổi chân của trẻ sẽ thẳng, do trẻ vận động và đi nhiều nên xương tự điều chỉnh cho đúng tư thế.
Còn đối với trẻ em lớn lên nhưng chân vẫn bị vòng kiềng là do xương phát triển bất thường. Nguyên nhân chính là do thiếu dưỡng chất trong quá trình phát triển, đồng thời do bệnh tật, ngộ độc như bệnh rối loạn xương ống chân Blount có thể xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên. Khi trẻ bị bệnh Blount thì phần ngay phía dưới đầu gối ở bên trong của xương ống chân không phát triển bình thường, khiến chân khuỳnh ra.Đa phần trẻ bị chân vòng kiềng là do bị còi xương, do không nạp đủ hoặc khó chuyển hóa vitamin D dẫn tới khó hấp thu Canxi để giúp phát triển hệ xương vững chắc, dẻo dai.
Triệu chứng nhận biết trẻ bị chân vòng kiềng sớm nhất
Quan sát dáng đứng, dáng đi là có thể thấy ngay hiện tượng chân vòng kiềng. Bản thân người bị chân vòng kiềng cũng thấy rõ mình khó khăn trong di chuyển mặc dù vẫn có thể đi đứng bình thường và theo kịp mọi người. Trẻ em chân vòng kiềng không hề cảm thấy đau, nhưng thanh thiếu niên có thể thấy đau ở các khớp xương mắt cá, đầu gối, hông vì những vị trí này bị một áp lực bất thường đè lên.
Ngay từ khi trẻ từ 2-4 tuổi, chúng ta đã có thể nhận thấy triệu chứng của chân vòng kiềng khi thấy hai đầu gối của trẻ xu hướng vẹo vào trong. Rồi sang đến 4-6 tuổi, nếu có chế độ dinh dưỡng và vận động tốt, hai chân trẻ sẽ có thể thẳng trục trở lại, ngược lại, nếu cha mẹ không sớm nhận ra dấu hiệu này và có biện pháp can thiệp thì tình trạng chân vòng kiềng sẽ ngày càng rõ nét.
Một vài triệu chứng chân vòng kiềng đơn giản các bậc cha mẹ có thể nhận thấy đó là chân của trẻ đi hai hàng, tức là chân đi đá xa ra hai bên, kết hợp với dáng đi nhún gối.Dấu hiệu nữa đó là đi nhón gót, trẻ hầu như chỉ đi bằng nửa ddaauf bàn chân phía trước hoặc các ngón chân, trẻ hay chúi người về phía trước, tạo cảm giác trẻ bước đi không vững chắc mà lại còn gây mất thẩm mỹ.
Ngược với dáng đi hai hàng, thì chân vòng kiềng còn thể hiện ở dáng đi chụm gối, đầu gối giật mạnh theo bước đi, còn hai chân đi cách xa nhau ra hai phía. Dáng đi này thể hiện rất rõ nếu ta quan sát đế dép của trẻ sẽ thấy mòn vẹt ở phía trong gót giày dép.Hoặc chân vòng kiềng còn biểu hiện ở trẻ có dáng đi nhún nhảy. Nếu tình trạng xương vòng kiềng không được ngăn ngừa hay điều trị từ sớm, bệnh nhân sau này sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức, viêm khớp mắt cá, gối và hông.
Làm gì để con lớn lên không bị chân vòng kiềng
Hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh là lời khuyên muôn thuở của các chuyên gia, nếu các bậc cha mẹ không muốn con mình có dáng chân vòng kiềng khi lớn lên.Bởi vậy, có một số kinh nghiệm dân gian rất tốt các bố mẹ có thể áp dụng như nắn chân nắn tay cho trẻ khi mới sinh ra để trẻ được dài rộng. Cách này vừa giúp chân trẻ nhanh thẳng mà còn khiến cho trẻ như được thư giãn, đỡ mỏi.
Đặc biệt là quan tâm tới bữa ăn hằng ngày của trẻ phải đầy đủ dưỡng chất, vi chất cần thiết cho xương đó là Canxi, Vitamin D và MK7. Với trẻ nhỏ cần đảm bảo trẻ được hấp thụ đầy đủ vitamin D bằng cách tắm nắng vào những buổi sáng sớm.Trẻ bước vào tuổi ăn dặm, bên cạnh những dưỡng chất chính là vitamin D, Canxi và MK7.Đối với trẻ nhỏ, phải đảm bảo trẻ hấp thụ đủ vitamin D và được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Bố mẹ có thể phòng tránh chân cong và vòng kiềng cho bé ngay từ khi sinh ra bằng cách cho con bú sữa mẹ hoàn thoàn trong sáu tháng đầu và tắm nắng đầy đủ. Từ tuổi ăn dặm trở đi, bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ lượng can-xi và vitamin D cần thiết cho trẻ bằng các sản phảm từ sữa, lòng đỏ trứng… và cho bé tắm nắng. Tránh không nên cho bé ăn nhiều dễ dẫn tới tình trạng béo phì, tạo “áp lực” với chân của bé.
Ngoài những món ăn giàu canxi, những thực phẩm giàu vitamin D cũng là phần không thể thiếu trong hành trình bổ sung canxi cho trẻ. Nên tắm nắng cho trẻ hợp lý khoảng từ 6 đến 8h sáng. Bởi lúc này tia hồng ngoại và tia cực tím còn hoạt động khá yếu. Bên cạnh đó, việc tập cho bé vận động ngoài ánh nắng mặt trời, tắm nắng hợp lý còn góp phần bổ sung Vitamin D3 giúp hấp thụ canxi tốt nhất. Đồng thời mẹ nên bổ sung dưỡng chất MK7 để giúp hấp thụ canxi tối đa, vào đúng chỗ cần và kéo canxi thừa ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể của bé. Những dưỡng chất quan tọng giúp trẻ phát triển toàn diện, cũng như tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ như: Immune Alpha và sữa non Colostrum, chất xơ hòa tan FOS…giúp giảm bớt tình trạng ốm vặt, cho trẻ giấc ngủ ngon.
ĐaVới những bé lớn mà chân bị cong nhiều, bố mẹ nên nghĩ tới việc cho con đi khám bác sĩ và xin tư vấn về việc phẫu thuật chỉnh trục xương. Vì nếu bé bị chân cong do gối lệch trục vào trong, không chỉ mất thẩm mỹ, bé còn bị đau gối do thoái hóa, dễ bị nguy cơ hỏng khớp gối sớm.
Trước tiên phải làm kiểm tra để chẩn đoán nguyên nhân gây chân vòng kiềng. Xét nghiệm máu có thể xác định được bệnh nhân có bị còi xương, ngộ độc chì hoặc fluoride hay không. Đôi khi, phải chụp X-quang để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và chẩn đoán nếu có mắc bệnh Blount.
Mọi thắc mắc, bạn đọc xin gửi về hòm thư : bstuvan@caolonthongminh.vn hoặc gọi 19001259 - 1900.545439 ( Giờ hành chính ) để được chuyên gia tư vấn miễn phí