Canxi là hoạt chất không thể thiếu trong cơ thể, chiếm 1,5 đến 2% trọng lượng cơ thể. Trong đó, có 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay và chỉ có 1% tồn tại trong máu, phần mềm, dịch trong và ngoài cơ thể. Canxi tham gia phần lớn vào các hoạt động của cơ thể và tế bào. Trong cơ thể người tồn tại hai mức nồng độ canxi theo tỷ lệ ổn định: nồng độ canxi của xương gấp lên 10.000 lần nồng độ canxi của máu.
Nếu nồng độ canxi trong cơ thể có thể biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật.
Vậy thiếu canxi gây ra bệnh gì ở trẻ?
Đối với thời kỳ sinh trưởng, trẻ sẽ dễ bị còi xương, chậm phát triển, xương nhỏ, chậm lớn, còi xương, xương biến dạng, răng mọc không đều, dễ bị sâu. Thiếu canxi ở mức nhẹ, trẻ ngủ thường bị giật mình kèm theo những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, mặt đỏ, cơn khóc kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí suốt đêm. Trẻ bú mẹ hay bị ọc sữa, ngủ không sâu giấc, hay vặn mình, quấy khóc, trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi cả khi thức và ngủ, tóc trẻ rụng nhiều sau gát thành hình vành khăn, thóp chậm liền…..
Đối với trẻ dưới 8 tuổi, thiếu canxi dẫn đến bệnh biếng ăn, mệt mỏi hay bị chóng mặt, thậm chí có thể kêu nhức mỏi chân tay. Khi trẻ thiếu canxi ở lứa tuổi này thường trông đầu sẽ to, bụng ỏng, đầu gối nhức mỏi khi đi bộ nên dễ ngã. Đây cũng chính là bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên.
Đối với trẻ từ 9 đến 16 tuổi, thiếu canxi vẫn gây bệnh còi xương với những biểu hiện thường gặp là uể oải, ra nhiều mồ hôi, hay cáu gắt, ngủ không ngon giấc và lười hoạt động như không chịu học, không nghe lời cha mẹ. Đối với lứa tuổi này nếu để tình trạng thiếu hụt canxi kéo dài trẻ sẽ không thể phát triển chiều cao được, và khung xương không thể chắc chắn, dẻo dai, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
Hàng ngày do thiếu canxi, nên canxi trong xương phải chuyển 1 phần cho máu, dần dần xương bị loãng, gây nên bệnh loãng xương. Canxi trong máu, trong tổ chức phần mềm tuy chỉ chiếm 1% trọng lượng cơ thể nhưng canxi có vai trò rất quan trọng.
Thiếu canxi còn gât ra những cơn đau bụng không rõ nguyên nhân ở trẻ, đau dữ dội sau khi ăn khiến cha mẹ lầm tưởng trẻ bị đau dạ dày hoặc đau bụng do giun. Đây là điển hình của việc thiếu canxi gây ra hiện tượng dạ dày đường ruột bị co rút gây đau bụng bất thường cho trẻ.
Bạn có biết: Dấu hiệu trẻ em thiếu canxi?
Cha mẹ nên chú ý bổ sung canxi cho trẻ ở từng độ tuổi để phòng tránh các bệnh nói trên. Cụ thể:
Đối với trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi nên bổ sung bộ 3: Canxi, Vitamin D3 và MK7- đây là các dưỡng chất then chốt trẻ cần được bổ sung cho đến khi trưởng thành. Bên cạnh đó, đây là thời kỳ hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm nên cần được bổ sung thêm: Immune Alpha, sữa non, FOS giúp tăng cường sức đề kháng và giảm tình trạng ốm vặt.
Đối với trẻ từ 5-9 tuổi mẹ vẫn tiếp tục bổ sung bộ 3: Canxi, Vitamin D3 và MK7. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, khi trẻ đến tuổi đi học, cần được tập trung bổ sung các dưỡng chất bảo vệ mắt, giúp trí não phát triển đó là: EPA, DHA, Taurin, Cao Bilberry.
Còn đối với trẻ từ 10-18 tuổi, đây là giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ phát triển rất nhanh. Chính vì vậy, bên cạnh việc bổ sung Canxi, Vitamin D3 và MK7 thì không thể thiếu các dưỡng chất như: Magie, Mangan, Silic, Acid folic, Bonron…đặc biệt, là Chondroitin giúp cho các lớp sụn tiếp hợp phát triển sau đó chuyển hóa thành xương, giúp xương phát triển chắc khỏe, dẻo dai.
Để cơ thể trẻ phòng tránh được các bệnh trên, các bậc phụ huynh cần bổ sung canxi kịp thời, đúng cách để trẻ được phát triển toàn diện nhé!
Nguồn: suckhoedoisong.vn