Khi tình trạng bệnh kéo dài, người mắc viêm mũi dị ứng thường có tâm lý lo lắng về các biến chứng mà bệnh có thể gây ra.
Các triệu chứng như hắt hơi liên tục, nhảy mũi, chảy nước mũi, tắc mũi thường xuyên xảy ra với người mắc
viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân là do cơ địa dị ứng quá mẫn cảm với các kháng nguyên từ môi trường: bụi, mùi thơm, phấn hoa, thực phẩm, thời tiết, nấm mốc… Vậy nếu tình trạng bệnh kéo dài,
viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?
Viêm viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu điều trị chưa tới nơi, bệnh sẽ gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống, sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Do bệnh xuất phát từ cơ địa dị ứng (có tính di truyền) nên người mắc viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Các biện pháp điều trị hiện nay mới chỉ tác động để giảm triệu chứng và tránh biến chứng cho người bệnh. Bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu người bệnh tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, bụi, nấm mốc, thực phẩm hoặc sự thay đổi thời tiết thất thường.
Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không phụ thuộc vào việc người bệnh có để xảy ra các biến chứng như sau hay không.
Một số biến chứng của viêm mũi dị ứng
Khi viêm mũi dị ứng không được điều trị tận nơi, tình trạng viêm nhiễm lấn sâu và kéo dài, người bệnh có khả năng gặp một số biến chứng dưới đây:
▪ Viêm xoang: Khi mũi bị tắc, các chất nhầy ở lớp niêm mạc trong xoang không được đưa ra ngoài, dẫn đến tình trạng ứ đọng, viêm nhiễm nặng hơn. Người bệnh sẽ có dấu hiệu khó thở, đau các vị trí trên mặt (trán, hàm, mũi, sau gáy, đau sâu bên trong) vì tình trạng viêm đa xoang và polyp.
▪ Viêm tai giữa: Nước mũi, dịch nhầy có thể ứ động ở xoang sàng, xoang bướm sau đó rơi xuống cổ họng, trong tai và ống tai và hình thành bệnh viêm tai giữa. Khi có biến chứng này, người bệnh sẽ có dấu hiệu đau tai, áp lực ở tai, ù tai.
▪ Hen suyễn: Khi bị viêm mũi dị ứng, mũi bị tắc, người bệnh sẽ chuyển sang thở bằng đường miệng. Do không khí đi qua miệng không được lọc sạch như đi qua mũi, do đó, virus, vi khuẩn, bụi bẩn sẽ gây viêm họng hoặc hen suyễn. Đặc biệt, nếu người có tiền sử mắc hen suyễn thì tình trạng bệnh sẽ nặng nề hơn rất nhiều.
Ở trẻ nhỏ,
viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không, câu trả lời là có. Vì sức đề kháng của trẻ còn yếu nên khả năng viêm mũi dị ứng biến chứng sang
viêm xoang mạn tính, viêm tai giữa và hen suyễn sẽ cao hơn người trưởng thành. Do đó, nếu có con nhỏ mắc bệnh đường hô hấp này, các bà mẹ nên có biện pháp nâng cao sức khỏe toàn diện cho con. Bổ sung các dưỡng chất như
Immune Alpha, sữa non, FOS (chất xơ hòa tan) kết hợp với các thành phần
Canxi (nano),
Vitamin D3,
MK7 (Vitamin K2), DHA… là cách tốt nhất mà cách chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để giảm tình trạng ốm vặt, ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, mạn tính, đồng thời hỗ trợ phát triển chiều cao, trí tuệ cho trẻ giai đoạn từ 6 tháng đến 9 tuổi.