Bài viết giới thiệu khái niệm viêm mũi vận mạch là gì? cùng những thông tin nhận biết, điều trị viêm mũi vận mạch hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Viêm mũi vận mạch là gì?
Viêm mũi vận mạch là một hiện tượng xảy ra ở đường hô hấp do ảnh hưởng bởi các tác nhân từ bên ngoài như: Thời tiết, vi khuẩn, nhiễm nấm… tạo ra phản ứng giữa hệ thần kinh với giao cảm trong niêm mạc mũi kích ứng hình thành nên nhiều biểu hiện khó chịu như hắt xì hơi liên tục, chảy nước mũi, chảy nước mắt.
Bệnh tuy không được xem là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đồng thời, bệnh cũng có nguy cơ gây nên biến chứng viêm đường mũi như bệnh viêm xoang mũi, viêm họng, viêm tai…Vì vậy, mà việc điều trị viêm mũi vận mạch sớm là việc rất cần thiết, giúp loại bỏ những nguy cơ không tốt do bệnh có thể gây ra.
Nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch
Các yếu tố gây nên viêm mũi vận mạch thường do yếu tố từ bên ngoài tác động vào, điển hình nhất chính là:
- Do khí hậu: Việc thời tiết thay đổi thường xuyên từ nóng sang lạnh hay ngược lại sẽ làm độ ẩm trong không khí thay đổi đột ngột dễ gây kích ứng niêm mạc mũi làm vi khuẩn dễ tấn công và gây bệnh.
- Do rối loạn nội tiết: Trong quá trình mang thai lượng nội tiết tố thay đổi nhiều dễ khiến cho nguy cơ mắc phải viêm mũi vận mạch cao hơn bình thường.
- Do thuốc tây: Uống một số nhóm thuốc tây như thuốc cao huyết áp, thuốc thần kinh, giảm đau….cũng có khả năng gây nên bệnh viêm mũi vận mạch.
- Yếu tố khác: Môi trường khói bụi, thuốc lá, căng thẳng, mệt mỏi…. Tất cả đều có thể hình thành nên bệnh viêm mũi vận mạch mà bạn nên cảnh giác.
Cách nhận biết bệnh viêm mũi vận mạch
Một số triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch như: hắt xì hơi liên tục, ho, thường chảy nước mũi và mỗi buổi sáng và tối, có dấu hiệu nghẹt mũi đổi bên, đỏ mũi, chính những triệu chứng này rất giống với các triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm mũi dị ứng vì vậy nếu như không muốn nhầm lẫn thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để nhờ tới lời khuyên của các chuyên gia, chẩn đoán và điều trị đúng sẽ khiến cho bệnh nhanh chóng biến mất hoàn toàn.
Cách điều trị bệnh viêm mũi vận mạch
Để
điều trị bệnh viêm mũi vận mạch người ta thường sử dụng một số cách như điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân bằng các thuốc phổ biến như: dùng thuốc nhỏ mũi co mạch và corticoid, kháng sinh trị nhiễm khuẩn và thuốc chống dị ứng….
Ngoài việc dùng thuốc trị viêm mũi vận mạch ra thì có thể áp dụng một số biện pháp khác như: phẫu thuật cắt hoặc triệt, để tiêu dây thần kinh bằng vi phẫu hoặc bằng nhiệt, đông lạnh….
Bên cạnh việc sử dụng một số cách trên để điều trị thì người bệnh cũng nên chú ý phòng tránh viêm mũi vận mạch tái phát. Trước tiên, cần tránh xa các tác nhân gây bệnh: nếu trời lạnh cần mặc đủ ấm, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh xa những nơi ô nhiễm…
Trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc bệnh viêm mũi vận mạch, vì thế cần nâng cao sức đề kháng, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch với:
Immune Alpha, Sữa non Colostrum, FOS (chất xơ hòa tan)…giúp trẻ không còn ốm vặt, nhất là các bệnh về đường hô hấp trên.