Viêm xoang mũi là tình trạng viêm nhiễm màng niêm mạc lót trong các hốc xoang, đặc biệt là các xoang cạnh mũi. Nếu bị viêm mũi đơn thuần, trẻ có thể chảy nước mũi (màu trắng, lỏng) sau vài ngày rồi tự khỏi. Tuy nhiên, khi viêm mũi tiến triển thành viêm xoang, dịch mũi của trẻ sẽ chuyển sang màu vàng hoặc xanh đặc, kèm theo dấu hiệu hơi thở hôi, buồn nôn, đau đầu… Do đó, viêm xoang mũi phải làm sao là vấn đề mọi bà mẹ có con nhỏ đều quan tâm.
Trẻ bị viêm xoang mũi phải làm sao?
Yếu tố gây bệnh viêm xoang mũi ở trẻ thường do hệ thống miễn dịch yếu ớt, chứng rối loạn chức năng vận chuyển lông nhày, dị ứng với các dị nguyên (bụi, phấn hoa, lông thú, hóa chất, thức ăn), trào ngược dạ dày thực quản, cấu trúc mũi bất thượng, có dị vật trong mũi…
Viêm xoang mũi có hai dạng: cấp tính và mạn tính
Đối với viêm xoang mũi cấp tính:
Viêm xoang mũi cấp tính thường kéo dài dưới 3 tuần với các dấu hiệu tiêu biểu như: sốt trên 39 độ, ho nhiều về đêm, nhức đầu, sổ mũi có mủ vàng hoặc xanh, đau họng, đau răng, đau sau ổ mắt.
Để viêm xoang mũi phải làm sao ở dạng cấp tính, mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống xung huyết mũi giúp thông tắc lỗ xoang. Hoặc sử dụng thuốc corticoid để giảm phù nề viêm niêm mạc mũi xoang tại chỗ, nhưng cần có sự tư vấn về liều lượng và cách dùng, vì thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho trẻ dùng thuốc làm ẩm mũi, phá lỏng mủ đặc thành chất lỏng, giúp lông trong các hốc xoang chuyển động tốt hơn để đẩy các dịch nhầy ra ngoài.
Đối với viêm xoang mũi mạn tính
Khi viêm xoang mũi cấp tính không được điều trị dứt điểm (thường kéo dài trên 3 tháng không khỏi), hoặc tình trạng viêm nhiễm xoang mũi tái phát trên 6 lần/năm, trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn viêm xoang mạn tính. Các triệu chứng khi mắc viêm xoang mạn tính đó là sốt từng đợt (sốt không cao), đau họng, khàn tiếng, sưng mặt, chảy máu cam, nhức đầu, ù tai, viêm tai giữa, mất mùi.
Viêm xoang mũi phải làm sao khi không đáp ứng không đáp ứng với điều trị nội khoa (uống thuốc), thì mẹ cần đưa trẻ cần được đến bệnh viện để khám lâm sàng, chụp X-quang, nội soi, siêu âm, thậm chí phẩu thuật để cải thiện triệu chứng.
Bệnh viêm xoang mũi ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm, sưng mắt, mù lòa, viêm tai giữa, điếc, viêm màng não, thậm chí là tử vong.
Trong quá trình điều trị và phòng ngừa viêm xoang mũi tái phát ở trẻ, các bà mẹ nên cho con bổ sung các dưỡng chất quan trọng như
Immune Alpha, Colostrum (sữa non), FOS (chất xơ hòa tan) cho con. Nhóm thành phần này có tác dụng tăng cường sức đề kháng của trẻ, chống lại các tác nhân gây bệnh về đường hô hấp, giảm thiểu đáng kể tình trạng ốm vặt nhất là trong giai đoạn trẻ mọc răng. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cung cấp cho con các thành phần như Canxi, Vitamin D3, MK-7, kẽm, ma-giê, DHA, axit folic… để giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu, thông minh và khỏe mạnh hơn.