Những sai lầm trong cách chăm sóc trẻ bằng chế độ dinh dưỡng sẽ để lại những hậu quả đáng cảnh báo ở nước ta và ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ
Ở Việt Nam tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ cân là 14,5% còn suy dinh dưỡng thấp còi là 24,9%. Suy dinh dưỡng cho nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ quan điểm sai lầm trong chăm sóc và nuôi dưỡng cử phụ huynh đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như đến trí thông minh của trẻ. Những sai lầm thường gặp trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thường gặp như sau:
Không cho con bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất với tỷ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp giảm nguy cơ bị suy sinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng. Đặc biệt, các bệnh mãn tính sẽ không lây khi trưởng thành, như các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường và tăng huyết áp...
Mặc dù sữa mẹ có nhiều lợi ích cho trẻ, tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết và thực hiện. Những yếu tố ảnh hưởng đến nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đều do: mẹ phải đi làm sớm, chuộng sữa ngoại, muốn giữ gìn vóc dáng....
Trẻ phải uống sữa ngoại và ăn dặm trước 6 tháng, bởi người mẹ phải đi làm nên trẻ không có điều kiện được bú sữa mẹ hoàn toàn. Nhiều bà mẹ muốn giữ dáng sau sinh nên đã cho con bú sữa ngoài thay thế sữa mẹ. Ngoài 6 tháng mẹ có thể cho con sử dụng sản phẩm có chứa các dưỡng chất Immune Alpha, Sữa non Colostrum và FOS (chất xơ hòa tan) giúp bé tăng sức đề kháng và giảm ốm vặt do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện.
Chăm sóc và nuôi dưỡng khi trẻ ốm
Trước, trong, khi trẻ bị ốm là khoảng thời gian cần được chăm sóc và nuôi dưỡng kỹ nhất vì như vậy sẽ giúp cho bé mau khỏi ốm, phục hồi sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật. Khi trẻ ốm và có biểu hiện sốt, tiêu chảy..thì nhu cầu cần năng lượng, dưỡng chất nhiều hơn mức bình thường. Trong khi đó nhiều bà mẹ bắt trẻ kiêng khem...sợ trẻ đi ngoài nhiều hơn. Nên bổ sung cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng hơn để bù đắp lại năng lượng cơ thể bị mất khi ốm. Sau khi khỏi bệnh, nên bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như Canxi, Viatmin D và vitamin K2 (MK7) và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển xương của trẻ khác như Magie, Mangan, Acid folic và DHA...Đồng thời, cần cân đối bữa ăn, tránh tình trạng dẫn đến nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng.
Cho trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng
Bữa ăn bổ sung của trẻ phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu: nhóm đường bột, nhóm cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Cho ăn đủ nhu cầu, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển tốt, ngược lại trẻ sẽ bị nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi. Nếu khẩu phần ăn quá nhiều chất đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn tiêu hóa, gây phân sống, tiêu chảy,..
Một sai lầm khác cũng hay gặp là một số bà mẹ vẫn cho rằng nước thịt, nước hầm xương là đủ bổ, không cho trẻ ăn cái... trong khi các loại nước hầm này hầu như không chứa đạm. Các thức ăn cung cấp chất đạm vẫn còn được sử dụng đơn điệu. Nhiều bà mẹ không cho con ăn cá, cua, tôm, trứng,... sợ trẻ bị dị ứng với thức ăn, sợ chất tanh, ... dễ gây chán ăn, đồng thời tạo thói quen ăn uống thiên lệch, khó thay đổi về sau.
Mọi thắc mắc, bạn đọc xin gửi về hòm thư : bstuvan@caolonthongminh.vn hoặc gọi 19001259 ( 8/24h ) để được chuyên gia tư vấn miễn phí.
Theo: Afamily.vn