Nếu trẻ thiếu hụt canxi sẽ còi cọc, biếng ăn, chậm lớn, sụt cân và đặc biệt là rất khó tăng chiều cao. Thậm chí có thể gây trầm cảm hoặc chậm phát triển tâm lý.
Nhưng ngay cả khi trẻ phát triển chiều cao đúng chuẩn, mọc răng sớm… cũng chưa chắc trẻ không bị thiếu hụt canxi. Chính vì vậy, mẹ cần dựa vào các dấu hiệu sau đây để nhận biết được tình trạng của con mình, để biết cách bổ sung kịp thời cho trẻ:
Trẻ khó ngủ, trằn trọc
Nếu bé dưới 1 tuổi khó ngủ hay trằn trọc hoặc ngủ ít và rất dễ giật mình và thường xuyên quấy khóc vào ban đêm thì các mẹ nên nghĩ ngay đến khả năng bé nhà mình đang bị thiếu hụt canxi.
Trẻ bị co giật
Một trong những biểu hiện thiếu hụt canxi rõ ràng nhất ở trẻ sơ sinh đó là xuất hiện các cơn co giật toàn thân hoặc tay chân bỗng nhiên bị co cứng lại.
Khó chịu, bứt rứt
Nếu thiếu canxi, bé sẽ cảm thấy khó chịu trong người, bồn chồn, bứt rứt và có thể quấy khóc thường xuyên. Mẹ nên theo dõi và
bổ sung canxi cho bé kịp thời để tránh được tình trạng bé biếng ăn và chậm tăng cân hoặc bị sụt cân. Bên cạnh đó, những hệ lụy từ vấn đề thiếu canxi có thể làm bé trầm cảm hoặc chậm phát triển tâm lý.
Chậm mọc răng
Bé chậm mọc răng hoặc răng mọc nhưng bị lệch và so le… cũng có biểu hiện tình trạng thiếu hụt canxi.
Đổ nhiều mồ hôi
Tình trạng đổ mồ hôi, lưng hay ngực sau khi ngủ dậy hoặc lúc nằm máy lạnh là các biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng thiếu hụt canxi ở trẻ em.
Rụng tóc hình vành khăn
Bé rụng tóc hình vành khăn phía sau đầu – là nơi tiếp xúc với gối nhiều nhất. Mẹ cần phân biệt được giữa rụng tóc máu và rụng tóc vành khăn: tóc máu khi rụng thì rụng đều, còn rụng tóc vành khăn thì chỉ 1 vành ngang đầu về phía sau bé. Tóc sẽ dính lại trên gối.
Thóp liền muộn
Thóp lõm là khi sờ vào thóp lõm hẳn xuống, đó là do bé bị thiếu nước hoặc mệt mỏi. Thóp mềm là khi bé 12-18 tháng nhưng thóp chưa liền lại. Thiếu hụt canxi khiến thóp liền muộn hơn và tạo thành hộp sọ vuông.
Bên cạnh đó, có bé 18 tháng vẫn chưa thể tự bước hoặc đứng lên khó khăn, thời gian bé tập lẫy, bò, đi, đứng rất muộn…đây là hệ quả của việc thiếu hụt canxi. Phần lớn thiếu hụt canxi ở trẻ dưới 1 tuổi đều có biểu hiện ở khu vực chân với các dấu hiệu: chân yếu, chậm bò-đứng-đi hoặc chân cong, cơ bắp lỏng lẻo và yếu ớt. Mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu trên để kịp thời bổ sung canxi cho con.
Mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của thực phẩm chức năng với đa dạng thành phần như: Canxi nano, Vitamin D3, MK7 để phòng ngừa bệnh còi xương, giúp xương trẻ chắc khỏe, dẻo dai hơn. Đặc biệt, lựa chọn thêm loại có chứa các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ như Immune Alpha, Sữa non, FOS giúp hệ miễn dịch của trẻ được khỏe mạnh, từ đó mới có thể hấp thụ tốt được các dưỡng chất khác.
Nguồn: suckhoedoisong.vn