Hiện nay, bệnh còi xương ở trẻ đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng được rất nhiều quốc gia quan tâm trong đó có Việt Nam.
Muốn chữa
bệnh còi xương ở trẻ, các bậc cha mẹ cần nhận diện rõ nguyên nhân dẫn đến còi xương để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Đối với trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng: cần bổ sung Canxi dạng nano, Vitamin D3 và MK7. Vì canxi rất cần cho xương phát triển, Vitamin D3 giúp đưa canxi từ ruột vào đến máu và MK7 sẽ tiếp tục nhiệm vụ đưa canxi từ máu vào xương, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai hơn.
Tình trạng còi xương được điều trị triệt để trong giai đoạn trẻ đang lớn thì những biến dạng xương sẽ được cải thiện và có thể hết. Ngược lại, nếu không được điều trị trong giai đoạn này thì những biến dạng xương này sẽ tồn tại vĩnh viễn.
Trường hợp trẻ bị còi xương do rối loạn chuyển hoá: Để chữa bệnh còi xương cho bé thuộc trường hợp này, cần ngăn chặn biến chứng giảm canxi và phốt pho máu bằng cách
bổ sung canxi, phốt pho và vitamin D dạng hoạt động (Calcitriol) liều cao. Những rối loạn máu thường được cải thiện sau một tuần điều trị bằng bổ sung vitamin D và canxi mặc dù cần phải điều trị kéo dài hơn nữa việc bổ sung vitamin D và canxi.
Vitamin D cần bổ sung là vitamin D2 (ezgocalciferol), D3 (cholecalciferol): 2000-4000UI/ngày x 4-6 tuần. Sau đó nên tiếp tục dùng liều dự phòng. Khi có bệnh cấp tính hoặc có nhiễm khuẩn cấp (viêm phổi, tiêu chảy) có thể dùng 10.000UI/ngày trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị cần chú ý phát hiện các dấu hiệu ngộ độc vitamin D.
Chữa bệnh còi xương ở trẻ bằng phương pháp điều trị phối hợp: Cấn bổ sung thêm dinh dưỡng và các vitamin vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ, đặc biệt là dầu, mỡ nhằm tăng khả năng hấp thụ vitamin D. Cung cấp muối Ca 500mg/ngày với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, 1-2 g/ngày với trẻ lớn.
Một cách chữa bệnh còi xương cho trẻ em đơn giản và rất hiệu quả là cho bé tắm nắng hàng ngày. Hãy để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10-15 phút vào buổi sáng (trước 9h).
Vào mùa đông, khi không có ánh nắng thì nên cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý trị liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền Vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin D sẽ được hoạt hóa và chuyển thành vitamin D.
Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thụ canxi, phôt pho. Ánh sáng mặt trời cần được chiếu trực tiếp lên da mới có tác dụng, nếu chỉ qua lớp vải che chắn tác dụng sẽ ít hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể chữa bệnh còi xương ở trẻ em bằng các phương thuốc đông y đơn giản như mật ong, trứng gà, vỏ quýt, xương động vật….
Trẻ bị còi xương nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gặp biến chứng như thiếu máu và hay bị viêm phổi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bình thường của trẻ trong quá trình phát triển sau này. Đặc biệt là các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi khi trưởng thành.
Vì vậy, cha mẹ cần sớm phát hiện và có phương pháp điều trị bệnh còi xương cho trẻ để trẻ luôn khỏe mạnh và có chiều cao lý tưởng trong tương lai.