Còi xương là một phần bệnh
thiếu Vitamin D ở những trẻ vì bị loạn dưỡng xương hoặc bị rối loạn chuyển hóa Vitamin D. Vậy làm sao để cung cấp đủ lượng Vitamin D cho trẻ là việc làm rất cần được sự quan tâm của người mẹ mang thai và người mẹ đang nuôi con nhỏ.
Biểu hiện của bệnh còi xương ở trẻ
Bệnh còi xương có liên quan mật thiết với rối loạn chuyển hóa canxi và phốt pho, điều này làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ Vitamin D. Rối loạn hấp thụ vitamin D sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể của trẻ như hệ thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, chuyển hóa/….
Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 đến 36 tháng tuổi, do đây là thời kỳ mà hệ thống xương đang phát triển mạnh. Nguyên nhân của còi xương ở trẻ là do trẻ thiếu Vitamin D làm cho cơ thể trẻ không hấp thụ đủ lượng canxi ở ruột và thiếu canxi trong máu. Chính vì vậy, cơ thể phải tăng sinh nội tiết tố hormone cân gáp trạng dẫn đến giảm tái hấp thụ phốt phát và cũng làm giảm phốt phát trong máu gây nên hiện tượng rối loạn chức năng thần kinh. Vì hiện tượng thiếu canxi trong máu cho nên cơ thể có sự điều chỉnh bằng cách đưa canxi từ xương vào máu làm cho xương thiếu canxi gây nên còi xương và loãng xương.
Trong thời kỳ đầu thì triệu chứng của bệnh còi xương biểu hiện ở xương chưa rõ rệt mà trẻ thường có biểu hiện về rối loạn thần kinh như quấy khóc, giật mình khi ngủ và vã mồ hôi nhiều nhất khi trẻ ngủ (đổ mồ hôi trộm). Tóc của trẻ cũng bắt đầu rụng phía 2 bên tai, sau gáy mà người ta thường gọi là hiện tượng chiếu liếm hay rụng tóc hình vành khăn. Thời kỳ phát triển rõ rệt thì xương sọ có hiện tượng mềm, thóp rộng và chậm kín. (đối với trẻ sơ sinh), có các bướu đỉnh hoặc ở trán gây nên hiện tượng trán nhô ra. Một số biểu hiện khác khá rõ rệt như răng thường mọc chậm, chậm lẫy, chậm bò, chậm đi, hay quấy khóc, ngủ hay giật mình và không đẫy giấc. Trẻ thường biểu hiện ít lanh lợi, sự phát triển về chiều cao cũng như cân nặng kém hơn trẻ cùng lứa tuổi mà không bị còi xương.
Trường hợp trẻ bị bệnh còi xương nặng thì khi sờ vào vùng cổ tay và cổ chân có hiện tượng gồ lên mà người ta gọi là hiện tượng “vòng cổ tay, vòng cổ chân”. Khi đứng được, đi được thì xương cẳng chân có thể sẽ bị biến dạng mà hậu quả là xương chẳng cahan hình chữ X, chữ O (chân vòng kiềng) và xương khung chậu bị lệch. Lồng ngực cũng sẽ bị biến dạng bị hẹp (ngực lép hoặc nhô ra). Khi sờ vào các cơ bắp không thấy rắn chắc mà bị nhũn, nhẽo. Về hệ tiêu hóa thường có hiện tượng táo bón. Trong các trường hợp thiếu canxi kéo dài hoặc còi xương cấp tính có thể xuất hiện cơn co gật do thiếu canxi máu gây nên hiện tượng hạ canxi máu cấp tính.
Một số trẻ dễ bị còi xương như trẻ nuôi bằng sữa bò, trẻ sinh đôi hoặc đẻ non (sinh thiếu tháng), thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng hoặc thậm chí trẻ quá bụ bẫm (do nhu cầu về canxi và phốt pho cao hơn các trẻ bình thường).
Đối với trẻ bị mắc bệnh nhiễm trùng kéo dài hoặc bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng có nguy cơ làm cho trẻ còi xương và suy dinh dưỡng.
Phòng bệnh còi xương cho trẻ như thế nào?
Chúng ta đã biết trẻ bị còi xương là do thiếu vitamin và nguồn cung cấp
vitamin D cho cơ thể có thể là do được cung cấp từ sữa mẹ, sữa bò, thức ăn, dầu cá hoặc từ rau quả và đặc biệt là từ ánh nắng mặt trời. Vitamin d cần thiết cho cơ thể chủ yếu là do tác động của ánh nắng mặt trời dưới tia cực tím. Do vậy, khi người mẹ đang mang thai và trong thời kỳ cho con bú cần được tắm nắng, có nghĩa là mẹ nên ra khỏi nhà ngày vài lần vào lúc sáng sớm khi mặt trời vừa mọc và lúc chiều tối khi mặt trời đã hết chói chang (khoảng từ 4 - 5giờ chiều). Đối với trẻ nhỏ cũng rất cần được tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày khoảng từ 15 - 20phút (nên để lộ chân, tay, lưng, bụng ra ngoài trời trước 9 giờ sáng).
Tuy nhiên, không được tắm nắng cho trẻ khi mặt trời đã lên cao, buổi trưa, xế chiều. bên cạnh tắm nắng, người mẹ đang mang thai và trẻ cần được dinh dưỡng đủ chất, chọn các loại thực phẩm được khuyến cáo là giàu Vitamin D và canxi như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, ốc, sữa bò, gan và đặc biệt là sữa mẹ cho nên cần cho trẻ bú sữa mẹ hàng ngày không nên để lãng phí nguồn sữa quý giá này. Cần cho thêm dầu hoặc mỡ vào thức ăn của người mẹ mang thai hoặc thức ăn của trẻ vì Vitamin D tan trong dầu mỡ. Chính vì vậy, dù bữa ăn có đủ các chất giàu vitamin D mà thiếu chất dầu, mỡ thì cũng không mang lại lợi ích gì. Đồng thời, người mẹ đang mang thai vào các tháng cuối hoặc trẻ có nguy cơ bị còi xương nên uống thêm dầu cá hoặc uống thêm vitamin D nhưng phải có chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, nhi khoa và tuyệt đối không được lạm dụng vitamin D. Bên cạnh đó thì nhà ở cũng rất cần thoáng, mát và đủ ánh sáng mặt trời.
Đối với trẻ sinh thiếu tháng, sinh non, thiếu cân rất cần thiết cho trẻ đi khám bệnh đình kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa nhi tư vấn chế độ ăn cho trẻ. Những trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng kéo dài cần được khám bệnh và điều trị theo đơn của bác sĩ như: bệnh viêm VA, viêm hô hấp trên, viêm phế quản co thắt, viêm tai…Để giúp trẻ phòng ngừa bệnh còi xương mẹ có thể cho con dùng thực phẩm chức năng với các thành phần dưỡng chất quan trọng cho xương như Canxi, Vitamin D3 và MK7 – đây là bộ 3 dưỡng chất không thể thiếu cho trẻ có được khung xương khỏe mạnh, dẻo dai. Hơn nữa, cần bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng: Immune Alpha, Sữa non, FOS (chất xơ hòa tan) giúp trẻ giảm ốm vặt, đặc biệt giảm các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên, giúp hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ, mang lại sức khỏe toàn diện cho trẻ.
Tìm hiểu thêm:
Các mẹ cần tư vấn giúp trẻ phòng tránh bệnh còi xương - suy dinh dưỡng, hãy gọi 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: bstuvan@caolonthongminh.vn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Theo suckhoedoisong.vn