- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi với hệ miễn dịch suy giảm nên dễ bị nhiễm trùng thứ cấp (bội nhiễm).
- Những người hút thuốc thường có hệ miễn dịch suy giảm và dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần. Họ dễ bị viêm phổi do vi khuẩn sau khi bị viêm phế quản cấp do vi rút.
- Những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi cũng dễ bị viêm phổi, bao gồm những bệnh nhân: suy tim, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD…
- Những người hệ miễn dịch kém cũng có nguy cơ gặp các biến chứng của viêm phế quản như viêm phổi.
Viêm phổi là một căn
bệnh rất nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi. Viêm phổi nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tràn khí màng phổi, áp xe phổi và suy hô hấp…thậm chí tử vong. Vì vậy, cần chú ý nếu các triệu chứng viêm phế quản thông thường trở nặng (sốt cao, ớn lạnh, đau cơ, khó thở, đau ngực…) thì có thể bạn đã bị viêm phổi, cần tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và ngăn chặn kịp thời.
Ngoài ra, viêm phế quản tái phát nhiều lần có thể khiến phế quản trở nên nhạy cảm hơn với những tác nhân kích thích (không khí lạnh, khói thuốc, không khí ô nhiễm, khói bụi…), gây nên hen phế quản,
viêm phế quản mãn tính hay các rối loạn ở phổi.
Để phòng ngừa bệnh viêm phế quản trước tiên cần tăng sức đề kháng cơ thể. Đối với trẻ em, cần bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng như
Immune Alpha, Sữa non, FOS (chất xơ hòa tan)..giúp hỗ trợ tăng hệ miễn dịch, giảm ốm vặt, nhất là các bệnh về đường hô hấp trên. Đối với người lớn, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ thực phẩm, tránh khói thuốc lá, các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Để bảo đảm không mắc phải các bệnh về đường hô hấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe.