Muốn đẩy lùi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng an toàn và nhanh chóng với tỏi, bạn có thể sử dụng phương pháp đơn giản dưới đây.
Vì sao tỏi có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng
Tỏi không chỉ là gia vị cho các món ăn thêm ngon miệng, chúng còn là một vị thuốc tự nhiên có tác dụng chữa nhiều căn bệnh hiệu quả. Ăn tỏi rất tốt nho những người bị cao huyết áp, cảm cúm, dạ dày, tim mạch và ung thư… Đặc biệt, trong nhiều năm trở lại đây, người ta đã tìm ra mẹo
chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi khá hiệu quả.
Sở dĩ, tỏi có tác dụng
điều trị viêm mũi dị ứng, cảm cúm vì chúng có chứa hàng loạt các dược chất như glucogen, fitonxit, thiosulfinate allicin, allylpropyl disulfide. Các hoạt chất này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống viêm nhiễm, nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Tỏi chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi đập dập và ăn sống. Nếu nấu chín tỏi với nhiệt độ cao, hàm lượng dược chất chỉ còn lại khoảng 10 – 30%. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong tỏi cũng kém bền vững trong môi trường dầu ăn, do đó, người ta thường ngâm tỏi với rượu hoặc mật ong để giữ lại dược chất chữa bệnh.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi
Cách thực hiện: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi, bạn chuẩn bị 40g tỏi khô đã bóc vỏ, 100 ml rượu trắng (45 độ). Sau đó, bạn có thể đập dập tỏi hoặc giữ nguyên tép cho vào một bình thủy tinh cùng với rượu trắng. Đắp kín nắp bình thủy tinh, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Để bình tỏi ngâm trong 10 ngày, khi tép tỏi chuyển sang màu vàng nhạt, bạn có thể lấy ra sử dụng.
Cách sử dụng rượu tỏi: Một ngày, bạn chia 2 lần uống rượu tỏi vào buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần uống chỉ nên sử dụng 1 muỗng cà phê là đủ. Kiên trì thực hiện mỗi ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm mũi dị ứng được cải thiện đáng kể.
Lưu ý: Biện pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi chỉ có thể phù hợp với người lớn. Trẻ em có thể không sử dụng được rượu tỏi vì mùi vị của chúng không hề dễ uống. Do đó, các bà mẹ vẫn nên sử dụng cách điều trị nội khoa theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Với trẻ em đang trong gian đoạn mọc răng hoặc thay răng, hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện, các yếu tố bên ngoài dễ dàng tác động gây viêm mũi, cảm cúm, ho… Vì vậy, mẹ nên bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho con như
Immune Alpha, Colostrum (sữa non), FOS (chất xơ hòa toan) giúp trẻ giảm tình trạng ốm vặt, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp hiệu quả.
Khi bị viêm mũi dị ứng, thể trạng của trẻ có thể bị ảnh hưởng dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên kết hợp bổ sung cho con các thành phần như
Canxi nano,
Vitamin D3,
MK7, Ma-giê, Kẽm, DHA, axit folic để hỗ trợ phát triển chiều cao, trí lực của trẻ một cách hiệu quả nhất.