Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có biểu hiện như nào?
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi trong, bệnh gây ra nhiều phiền toái, khó chịu, khiến trẻ em quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn, chậm tăng cân, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này sẽ thua kém so với các bạn cùng chăng lứa.
Tác nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em?
Có 2 loại viêm mũi dị ứng ở trẻ em đó là: Viêm mũi dị ứng theo mùa và Viêm mũi dị ứng quanh năm.
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Đây là bệnh lý thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, nóng ẩm làm cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Bệnh tiến triển khiến niêm mạc mũi bị phù nề, nhợt nhạt, cuống mũi bị phình to ... nên có thể nhầm tưởng với viêm xoang mũi.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Bệnh lý này có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong năm khi niêm mạc mũi bị kích thích bởi các yếu tố dị ứng như bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông thú nuôi .... Đối với trẻ bị bệnh lý này chỉ áp dụng biện pháp phòng là chủ yếu để giảm tình trạng bệnh tiến triển nặng và rất khó có thể điều trị triệt để dứt điểm của bệnh.
Cách phòng và điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Trẻ em cần phải tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây kích thích viêm mũi dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, các chất độc hại ...Chỗ ở thoáng khí, khô sạch, hút bụi thường xuyên, không nên cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi trong nhà.
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, mẹ cần phải thường xuyên vệ sinh mũi trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch, khô thoáng đường mũi, tránh trường hợp viêm nhiễm lây sang vùng khác. Để điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em mẹ có thể dùng thuốc dạng xịt hay dạng nhỏ giọt cùng với các thuốc sinh, thuốc corticoid để điều trị trường hợp cấp, thông thường là dùng thuốc kháng Histamin là được ưu tiên lựa chọn để điều trị viêm mũi dị ứng nhưng phải theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ mới cho trẻ dùng.
Để giúp trẻ phòng và nhanh chóng được khỏi bệnh, mẹ cần phải chú ý tăng cường chế độ dinh dưỡng mỗi ngày với các loại rau xanh, của quả, các loại trái cây giàu khoáng chất và Vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Cùng với chế độ sinh hoạt hợp lý, đi ngủ đúng giờ, giúp trẻ nhanh chóng lấy lại năng lượng và tăng cường sức khỏe.
Đặc biệt đối với trẻ em từ 6 tháng tuổi - 3 tuổi, hệ miễn dịch thụ động của trẻ đang ít dần đi, lúc này hệ miễn dịch thụ động của trẻ đang hình thành từ 4 - 6 tuổi mới phát triển hoàn thiện, do đó mẹ cần phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng các dưỡng chất thiết yếu đó là
Immune Alpha, Colostrum ( sữa non) tăng cường hệ miễn dịch, giảm được hiện tượng ốm vặt và
phòng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em một cách tốt nhất.
Quá trình phát triển của trẻ cần phải được chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất dinh dưỡng qua các thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất, kẽm, đồng, sắt ... nhưng quá trình chế biến thực phẩm bị mất đi do nhiệt phân hủy và hệ tiêu hóa của trẻ không hấp tối đa các dưỡng chất cần thiết nên trẻ không thể phát triển toàn diện. Mẹ cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ bằng các loại sản phẩm dạng cốm đã có công thức quy định chứa các khoáng chất
Canxi nano,
Vitamin D3,
MK7, DHA giúp trẻ phát tốt về chiều cao, cân nặng và trí não.