Theo các nghiên cứu gần đây, một số thực phẩm có thể giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng khá hiệu quả. Vậy viêm mũi dị ứng nên ăn gì?
Không thực phẩm nào có khả năng điều trị viêm mũi dị ứng dứt điểm. Tuy nhiên, thực phẩm lại có công dụng giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu mà bệnh lý về đường hô hấp này gây ra. Hãy cùng giải đáp thắc mắc viêm mũi dị ứng nên ăn gì theo các gợi ý dưới đây.
Viêm mũi dị ứng nên ăn gì?
Có nhiều loại thực phẩm rất tốt cho người bị viêm mũi dị ứng nhưng ngược lại, nếu nạp vào cơ thể một số thực phẩm không phù hợp, các triệu chứng bệnh có thể tiến triển nặng hơn. Nếu bị viêm mũi dị ứng, chắc chắn bạn không thể bỏ qua các loại thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày:
Hành tây, Ớt, quả mọng nước, rau mùi tây, hành tây đều chứa hoạt chất thực vật quercetin. Đây là thành phần có thể giúp kháng histamine (một phần của phản ứng dị ứng) khá hiệu quả.
Kiwi: Giàu vitamin C, kiwi cũng giúp giảm tình trạng dị ứng histamine một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể ăn các loại trái cây có múi vì chúng khá giàu vitamin C.
Dứa: Có enzyme là bromelain. Một nghiên cứu về việc viêm mũi dị ứng nên ăn gì chỉ ra rằng, bromelain trong dứa có khả năng giảm tình trạng dị ứng ở người mắc hen suyễn (một trong những biến chứng của viêm mũi dị ứng).
Cá ngừ: Cá hồi, cá thu và cá ngừ rất giàu axit béo không no Omega-3. Loại axit này đã được chứng minh có tác dụng giảm viêm khá hiệu quả. Một nghiên cứu được thực hiện ở Nhật Bản chỉ ra rằng, những phụ nữ ăn cá thường xuyên ít bị viêm mũi dị ứng hơn những người không ăn hoặc ăn ít. Do đó, bạn nên ăn tối thiểu 2 bữa cá mỗi tuần để cung cấp đủ omega-3 cho cơ thể.
Sữa chua: Giàu vi khuẩn có lợi probiotic sống trong đường ruột của người, sữa chua có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng theo mùa (thời tiết, phấn hoa). Bạn cũng có thể ăn các thực phẩm lên men chứa nhiều probiotic như kim chi, dưa muối đều tốt cho tiêu hóa và cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng.
Ngoài việc quan tâm
viêm mũi dị ứng nên ăn gì, bạn cũng nên lưu ý không sử dụng các loaị thực phẩm có chứa dạng protein tương tự phấn hoa như đậu phộng, đậu nành, dưa hấu, trứng, sữa, dâu tây vì chúng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
Nếu đối tượng mắc viêm mũi dị ứng là trẻ nhỏ, ngoài việc ăn uống khoa học với những thực phẩm cần thiết, các bà mẹ cũng nên bổ sung cho con các dưỡng chất quan trọng như
Immune Alpha, sữa non, FOS (chất xơ hòa tan), Canxi, Vitamin D3, MK7 để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giảm ốm vặt và các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời, giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao và trí tuệ.