Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu một số thông tin cơ bản về viêm mũi dị ứng bội nhiễm dưới đây nhé.
Thế nào là viêm mũi dị ứng bội nhiễm?
Viêm mũi dị ứng bôi nhiễm là bệnh do nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra trên nền bệnh viêm mũi dị ứng đã mắc từ trước đó. Lúc này, dịch hô hấp chứa virus, vi khuẩn gây nên tình trạng hắt hơi, nghẹt mũi, làm ứ trệ quá trình lưu thông dịch mũi.
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm khá nguy hiểm vì chúng tiềm ẩn nhiều biến chứng như viêm xoang, viêm thanh quản, hen suyễn,.. ảnh hưởng không đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm cũng tương tự như nguyên nhân dẫn đến một số bệnh viêm mũi, viêm xoang khác. Nếu chịu tác động của một số yếu tố sau, chắc chắn bạn có khả năng cao bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm.
- Thứ nhất, do cơ địa dị ứng mỗi khi tiếp xúc với các dị nguyên: lông (thú nhồi bông, vải sợi, lông thú cưng), bụi phấn (bụi bẩn trong không khí, phấn hoa, nấm mốc), khói (khói ô nhiễm, khói thuốc lá)…
- Thứ hai, do mỹ phẩm không phù hợp hoặc một số loại thuốc như kháng sinh, aspirin.
- Thứ ba, do cơ địa dị ứng với một số loại protein trong thực phẩm như trứng, sữa, hải sản, các loại đậu…
- Cuối cùng yếu tố thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ là do sức đề kháng yếu, không đủ khả năng chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
Thực chất, viêm mũi dị ứng bội nhiễm chính là tình trạng viêm mũi dị ứng không được điều trị và tiếp tục tiến triển nặng hơn, gây nhiễm trùng diện rộng.
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng bội nhiễm ở trẻ
Viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi hoàn toàn vì chúng thuộc về vấn đề cơ địa dị ứng của từng người. Tuy nhiên, nếu tìm ra được dị nguyên gây kích ứng mũi, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi các triệu chứng viêm mũi dị ứng bội nhiễm hiệu quả.
Khi mắc viêm mũi dị ứng bội nhiễm, tốt nhất các bậc cha mẹ nên cho con đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa tai – mũi – họng để nội soi, chụp CT và xét nghiệm tìm nguyên nhân gây dị ứng. Từ đó, có biện pháp phòng ngừa và hạn chế việc tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng ở trẻ.
Đối với trẻ em bị
viêm mũi dị ứng bội nhiễm do sức đề kháng yếu, mẹ có thể bổ sung cho con các dưỡng chất như
Immune Alpha, Colostrum (sữa non), FOS (chất xơ hòa tan) để giúp trẻ giảm ốm vặt, phòng ngừa các bệnh mạn tính, nhất là bệnh về đường hô hấp hiệu quả.
Ngoài ra, mẹ cũng nên cung cấp cho con các thành phần như
Canxi (nano),
Vitamin D3,
MK7, Ma-giê, Kẽm, DHA để giúp hỗ trợ phát triển chiều cao và trí lực tốt nhất của trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 9 tuổi.