Chữa viêm mũi trẻ em dưới 6 tuổi như thế nào?
Nguyên tắc chữa viêm mũi trẻ em trước tiên là làm thông thoáng hai hốc mũi. Trẻ em bị viêm mũi thường biếng ăn do trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi và khó thở. Vì vậy, khi mũi thở thông trẻ mới ăn và bú mẹ được.
- Khi trẻ bị viêm mũi, các mẹ nên nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0.9% một ngày khoảng 3 đến 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi. Nước muối có tác dụng làm sạch mũi, sạch khuẩn. bên cạnh đó, với trẻ lớn, các mẹ cần dảy trẻ biết cách xì mũi đúng cách: bịt một bên và xì mũi bên kia.
- Về dinh dưỡng, thời gian này các mẹ cần tầm bổ cho trẻ nhiều hơn, nhất là các chất dinh dưỡng trong thịt, cá, trứng, đậu và các loại rua củ cải trái cây để trẻ nhanh phục hồi.
- Nếu trẻ viêm mũi có kèm theo sốt thì phải điều trị triệu chứng này. Đối với trẻ sốt nhẹ, mẹ cần lau mát bằng khăn bông nhúng nước ấm, vắt kiệt và lau khắp người trẻ. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, để trẻ nghỉ ngơi ở những nơi thông thoáng, nhiệt độ vừa phải, tránh gió lùa. Ngoài ra, khi trẻ ốm sẽ mất rất nhiều nước, do đó các mẹ cần phải cho trẻ uống nước nhiều hơn ( uống nhiều lần trong ngày và mỗi lần uống vừa phải )
- Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ C, các mẹ cần ưu tiên dùng thuốc trị sổ mũi trẻ em có nguyên liệu tự nhiên trước. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi thì các mẹ cần lưu ý về thuốc trị sổ mũi trẻ sơ sinh. Tùy từng trường hợp cụ thể mới dùng kháng sinh hoặc thuốc hạ sốt cho trẻ. Để cẩn thận, các mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và có biện pháp chữa riêng cho bé, không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào.
- Bệnh viêm mũi là một bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn do sức đề kháng còn kèm và trẻ cũng chưa biết cách bảo vệ mình khỏi những tác nhân gây bệnh như khói bụi, thời tiết thay đổi..Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh, các mẹ cần chú ý chăm sóc, thực hiện đúng các biện pháp nêu trên. Nếu không kịp thời chữa trị,
bệnh viêm mũi ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm cấp với hội chứng nhiễm độc thần kinh, phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng.
Cách chăm sóc khi trẻ bị viêm mũi
-
Chữa viêm mũi ở trẻ em quan trọng nhất là tránh gió. Tránh để gió quạt, gió điều hòa lùa thẳng vào mặt trẻ, phải giữ ấm cho trẻ đặc biệt là buổi sáng.
- Cách ly với trẻ có dấu hiệu bị cảm lạnh, với người thân đang bị mắc các bệnh về đường hô hấp có biểu hiện như ho, hắt hơi.
- Tùy trường hợp nặng hay nhẹ của trẻ, có thể nhỏ thuốc mũi dự phòng cho trẻ.
- Trong những trường hợp cần thiết phải nạo Amidan cho trẻ.
- Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào buổi tối.
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng các chế phẩm có:
Immue Alpha, Sữa non, FOS (chất xơ hòa tan) giúp hệ miễn dịch của trẻ được hoàn thiện, đẩy lùi được dịch bệnh, không còn ốm vặt, mắc các bệnh về đường hô hấp nữa.
Viêm mũi ở trẻ em tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biên chứng rất xấu, khó lường. Ngoài việc bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh viêm mũi thì quan trọng hơn cả, các bậc cha mẹ hãy tăng cường sức đề kháng để trẻ tự mình “chống chọi” được với bệnh về đường hô hấp này trong bất kỳ hoàn cảnh nào.