Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến cơ thể trẻ chưa thể chống lại nhiều tác nhân gây bệnh bên ngoài như khói bụi, vi khuẩn dẫn đến nhiều trẻ bị viêm xoang mũi gây ho.
Nguyên nhân viêm xoang mũi gây ho
Viêm xoang là hiện tượng lớp niêm mạc lót ở lỗ xoang ở hốc mũi bị tổn thương, viêm nhiễm và tích tụ dịch nhầy. Khi đó, các hốc xoang quanh mũi sẽ bị tắc, dịch nhầy, mủ không thể thoát ra ngoài gây nên hiện tượng nghẹt mũi, sưng mũi, khó thở, đau thái dương, đau đầu…
Nguyên nhân trẻ bị viêm xoang mũi gây ho là do mũi bị ngạt, tắc khiến trẻ phải thường xuyên thở bằng miệng để cung cấp oxy cho phổi và các bộ phận khác trên cơ thể. Bình thường, mũi là cơ quan chủ yếu giúp lọc và làm ẩm không khí trước khi đi vào phổi. Tuy nhiên, khi mũi xoang bị viêm và không thực hiện được chức năng này, không khí sẽ trực tiếp đi qua miệng. Do đó, vi khuẩn, bụi bẩn, lông thú, phấn hoa dễ dàng xâm nhập vào cuống họng gây ho, khàn tiếng, viêm họng.
Ngoài ra, trong quá trình bị viêm xoang, nước mũi hoặc mủ và dịch nhày ở các xoang có thể chảy xuống họng, điều này cũng khiến trẻ bị ho, sưng và đau họng.
Trẻ bị viêm xoang gây ho phải làm thế nào?
Khi trẻ bị viêm xoang mũi gây ho, nếu đã sử dụng thuốc nhưng tình trạng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên cho con đến khoa tai – mũi - họng ở các bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời. Trong quá trình trị bệnh, các bà mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Không cho con ăn các đồ để lạnh, thức ăn cay nóng, nước ngọt có ga, đồ ăn cứng dễ gây nghẹn.
- Giữ ấm cổ họng cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh hoặc có gió lùa, nhất là vào ban đêm.
- Nếu trẻ được 3 tuổi thì nên tập cho con thói quen đánh răng bằng bàn chải mềm để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và hơi thể có mùi.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ cho con, nhất là chăn ga, gối đệm, hạn chế cho con chơi thú nhồi bông nếu cơ địa dị ứng.
- Sử dụng thuốc nhỏ mũi để dịch mũi chảy ra ngoài, hạn chế tối đa việc dịch tiết xuống họng.
- Lau rửa mũi mỗi ngày cho trẻ bằng nước ấm 2 – 3 lần.
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ngoài đường để ngăn chặn bụi bẩn, hóa chất theo đường miệng gây ho.
Trong quá trình
điều trị viêm xoang mũi gây ho cho trẻ, các bà mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho con. Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như
Immune Alpha, Colostrum (sữa non), FOS (chất xơ hòa tan) vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt, phòng ngừa các bệnh mạn tính, bệnh hô hấp như viêm xoang mũi, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi...
Ngoài ra, khi trẻ bị viêm xoang mũi, thể chất, chiều cao và cân nặng của trẻ có thể bị ảnh hưởng, do đó, mẹ cũng nên bổ sung đồng thời các dưỡng chất như Canxi (dạng nano), MK-7, Vitamin D3, Ma-giê, Kẽm, DHA, axit folic giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về chiều cao và trí tuệ một cách tối ưu nhất.