Viêm cánh mũi chỉ biểu hiện nhỏ của bệnh viêm mũi cấp tính. Các bệnh viêm mũi cấp có các dạng như viêm tiền đình mũi, viêm mũi dị ứng, nhọt tiền đình mũi.
Viêm cánh mũi: Biểu hiện của viêm mũi cấp tính
Viêm mũi cấp tính rất phổ biến trong giai đoạn chuyển mùa, khi cơ thể nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường và nhiệt độ bên ngoài. Nếu cánh mũi bị viêm, rất có thể bạn đang mắc một trong 4 chứng bệnh dưới đây:
▪ Viêm mũi dị ứng: Thường xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Bệnh có các triệu chứng dễ thấy như ngứa mũi, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt. Nguyên nhân là do cơ thể dị ứng với các dị nguyên như bụi, phấn hoa, chất lạ, thức ăn, thời tiết, hóa chất…
▪ Viêm mũi tiền đình: Bệnh do viêm nhiễm một hoặc nhiều nang lông ở tiền đình mũi. Triệu chứng điển hình khi bị viêm mũi tiền đình là lỗ mũi đóng vảy, sưng viêm ở đầu mũi hay cánh mũi. Các biểu hiện này có thể biến mất sau vài ngày và tái phát sau vài tuần hoặc vài tháng.
▪ Nhọt tiền đình mũi: Thói quen dùng tay ngáy mũi hoặc xì mũi quá mạnh làm rách da, kéo theo vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm tổ chức mũi. Cánh mũi trở nên sưng đỏ, cứng và lan dần đến đầu mũi.
▪ Viêm mũi cấp tính siêu vi: Hay còn gọi là cảm cúm, nguyên nhân gây viêm mũi siêu vi chủ yếu là do sức đề kháng cơ thể yếu, tạo điều kiện cho các virus gây bệnh hô hấp ở mũi. Triệu chứng cyar viêm mũi siêu vi cấp tính là nóng, rát ở vòm họng, nhảy mũi,
viêm cánh mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, mệt mỏi. Viêm mũi siêu vi nếu không được điều trị dứt điểm có thể biến chứng viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa…
Biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Đối với người lớn và trẻ nhỏ, việc điều trị viêm cánh mũi, viêm mũi cấp tính có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với các tác nhân từ môi trường bên ngoài, người bệnh cần làm theo nguyên tắc sau:
- Giặt chăn ga, gối đệm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, virus trú ngụ.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không để mũi tiếp xúc với khói, bụi, nấm mốc.
- Không nuôi thú vật trong nhà, hoặc để lông thú bay vào mũi, họng.
- Sử dụng thuốc chống dị ứng hoặc các loại thuốc trị dị ứng tại mũi hoặc toàn thân.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần tận dụng bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bổ sung cho con các thành phần như
Immune Alpha, sữa non, FOS (chất xơ hòa tan), Canxi (nano), Vitamin D3, MK7 trong thực phẩm chức năng dạng cốm là biện pháp tự nhiên tốt nhất giúp trẻ giảm ốm vặt,
viêm cánh mũi. Đồng thời giúp trẻ phòng ngừa mắc các bệnh hô hấp, còi xương, suy dinh dưỡng và phát triển chiều cao tối ưu.