Hiện nay các bệnh ở học đường đang khá là nhiều đặc biệt là ở các trẻ trong đó thì có bệnh cong vẹo cột sống đang là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ.
Bên cạnh tật khúc xạ học đường là mối e ngại của xã hội thì, bệnh cong vẹo cột sống học đường cũng đang là mối quan tâm của toàn xã hội từ thành thị tới nông thôn. Để chống cong vẹo cột sống, trẻ em cần phải thay đổi những gì và điều trị như thế nào nếu mắc phải.
Nhận biết cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị uốn cong quá mức sinh lý bình thường ở đoạn cổ, ngực và thắt lưng. Cong vẹo cột sống học đường có thể phát sinh do sự sai lệch tư thế ngồi học không đúng tư thế và không ngăn ngắn, ngồi học với bàn ghế không phù hợp với tuổi học sinh…
Hai vai dốc không đều, bên cao bên thấp, xương bả vai nhô ra và khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống không bằng nhua, 2 tam giác eo tạo ra giữa cánh tay và thân không đều nhau.Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô và đầu ngả ra phía trước.
Nếu bị ưỡn phần trên của thân cũng hơi ngả về phía sau và bụng xệ xuống.Khi phát hiện bất kỳ những biểu hiện nào cũng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa bởi các trường hợp cong vẹo cột sống cũng có thể tiến triển âm thầm khiến bệnh tình nặng hơn.
Làm gì để chống cong vẹo cột sống học đường
Cần đảm bảo đúng tư thế ngồi học, 2 bàn chân được đặt ngay ngắn và vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi thành 1 góc là 90 độ dao động trong khoảng 75 đến 105 độ, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước. Nếu ngồi học sai tư thế không chỉ dẫn đến cong vẹo cột sống mà có thể dẫn đến các rối loạn cơ xương khác và cso nguy cơ mắc cận thị cao.
Nơi học tập ở trường cũng cần đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ở nhà cũng cần có hệ thống chiếu sáng chung, gia đình chuẩn bị đèn học cho các em học sinh để đảm bảo ánh sáng và chú trọng thực hiện việc nghỉ, giải lao giữa các tiết.Học sinh không mang cặp quá nặng, vượt quá trọng lượng cơ thể. Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng học dinh phải đeo đều 2 vai và tránh tình trạng đeo lệch về một phía.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn, đặc biệt là các bữa chính. Cần quan tâm đến những thực phẩm có chứa nhiều canxi và Vitamin D3, đây là các yếu tố giúp cho xương phát triển tối đa nhất. Đặc biệt, không thể thiếu MK7, đây là chất dẫn chuyền canxi từ máu vào xương. Đối với độ tuổi của trẻ khi đến trường cũng cần cung cấp các chất dinh dưỡng như DHA, EPA, Taurin, Cao Bilberry giúp bảo vệ mắt và phát triển trí não cho trẻ. Chú ý, trẻ từ 10 đến 18 cần bổ sung thêm dưỡng chất Chondroitin tăng phát triển sụn, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần cho trẻ.
Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa tuổi. Cần khám định kỳ nếu phát hiện những trường hợp cong vẹo cột sống để có cách xử trí và phòng bệnh kịp thời. Việc khám định kỳ giúp nhà trường, gia đình và bản thân học sinh quan tâm tới sức khỏe cũng như phòng chống bệnh cong vẹo cột sống học đường hiệu quả nhất.
Mọi thắc mắc, bạn đọc xin gửi về hòm thư : bstuvan@caolonthongminh.vn hoặc gọi 19001259 - 1900.545439 ( Giờ hành chính ) để được chuyên gia tư vấn miễn phí