Trẻ 9 tháng còi xương do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân sau:
-Trẻ còi xương do rối loạn chuyển hóa Vitamin D hoặc thiếu Vitamin D để hấp thu Canxi vào trong cơ thể.
-Còi xương là thiếu nắng mặt trời, đây là nguyên nhân chính hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, bao bọc, sợ tiếp xúc với nắng.
-Trẻ sinh vào mùa đông, thiếu ánh sáng, mặc quần áo quá nhiều, không được đưa ra ngoài trời nắng, hoặc ở những vùng cao có nhiều sương mù, ... cũng là nguyên nhân khiến quá trình tổng hợp và hấp thu Vitamin D bị ảnh hưởng.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, không được bú sữa mẹ thường xuyên, sức đề kháng cơ thể yếu, hệ tiêu hóa kém hấp thu Vitamin D. Chế độ ăn thiếu Canxi, phốt pho, Vitamin và chất khoáng hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hóa làm giảm hấp thu Vitamin D3.
Trẻ 9 tháng tuổi còi xương có biểu hiện thế nào
Nhiều bậc phụ huynh không chú ý, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, đến khi có biến chứng mới đi khám.
Giai đoạn đầu thường khởi phát trong khoảng 6 tháng đầu sau khi sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu mẹ thấy bé có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm xẩy, .... thì nên nghĩ tới nguyên nhân do trẻ bị những dấu hiệu đầu tiên của bệnh còi xương và cần chú ý chăm sóc bétốt.
Giai đoạn nặng hơn, xương của bé mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như bé không có xương. Hình dáng đầu của bé cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn. Phần xương ở cổ tay và ngón tay nhô hẳn lên.
Biểu hiện của bệnh còi xương nặng nề hơn nữa như thóp rộng, bỏ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bứu đỉnh, trán dô, đầu bẹp cá trê. Răng mọc chậm, hay bị táo bón, bé có thể bị co giật do hạ canxi máu. Chân đi vòng kiềng hoặc hình chữ bát, ảnh hưởng đến phát triển vóc dáng sau này.
Xem thêm:
Trẻ bị còi xương nên ăn gì?
Chăm sóc tối ưu dành cho trẻ 9 tháng tuổi còi xương
Còi xương hoàn toàn có thể phòng ngừa được ngay từ khi trẻ ở trong bụng mẹ. Tất cả các bà mẹ đang cho con bú (dưới 6 tháng) nên cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng để giúp cơ thể tổng hợp được Vitamin D tốt nhất.
Với trẻ đẻ thấp cân dễ bị còi xương là do cơ thể không dự trữ đủ canxi và Vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia chuyển hóa vitamin D còn yếu, vì vậy những trẻ này cần được bổ sung vitamin D và canxi để
phòng bệnh còi xương.
Mẹ nên chọn Vitamin D3, Canxi nano kết hợp với MK7 – đây là bộ 3 dưỡng chất giúp xương trẻ phát triển chắc khỏe, chiều cao phát triển tối đa, phòng ngừa bệnh còi xương. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung Immune Alpha, Sữa non Colostrum, FOS chất xơ hòa tan, giúp tăng cường sức đề kháng và giảm ốm vặt, từ đó trẻ có thể hấp thụ các dưỡng chất một cách tốt nhất và phát triển toàn diện nhất.