Tắm nắng quan trọng thế nào để phòng chống còi xương
Nếu trẻ không được tắm nắng, trẻ rất dễ phải đối mặt phải chứng còi xương do sự thiếu hụt vitamin D. Tắm nắng là phương pháp dùng ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm tiếp xúc trực tiếp lên da để tổng hợp Vitamin D dồi dào nhất. Vitamin D đóng vai trò quyết định trong việc thành lập và tăng trưởng xương của trẻ em do là dẫn chất không thể thiếu giúp hấp thu canxi và phốt pho ở niêm mạc ruột vào máu.
Có đến 80% Vitamin D được tổng hợp ở da dưới tác dụng của tia cực tím tiếp xúc trực tiếp lên da và 20% Vitamin D còn lại có từ sữa mẹ và thức ăn (thịt, dầu cá thu, cá mòi, trứng, bơ, nấm, đậu, vv…). Vì thế, để tổng hợp vitamin D nhanh chóng thì cách tốt nhất chính là tắm nắng.
Nếu thiếu Vitamin D lượng Canxi bổ sung hằng ngày sẽ không được hấp thu vào cơ thể, sau một thời gian thì Canxi đó sẽ bị đào thải ra ngoài. Khi cơ thể không có đủ Canxi, hậu quả là khiến bé bị còi xương, biến dạng xương. Đó chính là lý do
tại sao chống còi xương phải thường xuyên tắm nắng.
Thời gian tắm nắng cho trẻ tốt nhất trong ngày
Tắm nắng cho trẻ giúp bổ sung vitamin D, giảm nguy cơ mắc chứng còi xương.
Trẻ sau khi sinh 10 ngày cần được tắm nắng để bổ sung vitamin D, việc tắm nắng không nhất thiết mẹ phải mang bé ra ngoài trời. Mẹ chỉ cần mở cửa sổ, bế bé lại gần cửa sổ để tiến hành tắm nắng cho con. Mẹ nhớ mở cả cửa kính (nếu có) để việc hấp thu ánh nắng mặt trời được tốt hơn nhé.
Thời điểm tắm nắng tốt nhất cho trẻ sơ sinh tốt nhất là vào 6 – 8h vào mùa nắng, 7 – 9h hoặc 15 – 17h vào mùa đông, thời gian mỗi lần từ 15 – 30 phút.
Tắm năng cho trẻ đúng cách
Bước 1: Chuẩn bị tắm nắng.
3 ngày trước khi cho trẻ tắm nắng mẹ cần thực hiện như sau:
-Ngày thứ nhất: Để lộ làn da của trẻ, đưa trẻ vào bóng dâm ngoài trời hoặc mở cửa sổ cho ánh nắng chiếu vào phòng khoảng 10 – 15 phút. Chú ý không cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mẹ nhé.
-Ngày thứ 2: Mẹ làm tương tự như ngày thứ nhất, thời gian kéo dài hơn khoảng 10 phút. Mẹ cũng chưa cho bé tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp đâu nhé.
-Ngày thứ 3: Mẹ làm tương tự như 2 ngày trước, để trẻ dưới bóng râm khoảng 30 phút.
Chú ý: Mùa đông mẹ không nên thực hiện các thao tác này để tránh trẻ bị nhiễm lạnh mẹ nhé.
Bước 2: Cho trẻ tắm nắng thực sự.
- Sau khi trải qua 3 ngày tập làm quen với ánh nắng trong bước 1, mẹ bắt đầu cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Cho bé mặc áo chỉ để hở tay và chân, che mặt và mắt cho bé. Tắm mặt trước cho bé khoảng 5 phút, đổi với mặt sau 5 phút. Những ngày sau tăng dần thời gian và phần diện tích tiếp xúc với ánh nắng cho bé. Thời gian tối đa tắm nắng cho bé là 30 phút.
>>>
Biểu hiện trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng
>>>
Trẻ bị còi xương nên khám ở đâu?
Lưu ý khi tắm nắng cho trẻ
Nên để hở chân tay của trẻ dưới ánh nắng non, tránh để ánh nắng chiếu thẳng vào mặt và đầu trẻ, nên cho trẻ đội mũ.
Tuyệt đối không tắm nắng qua cửa kính vì như thế sẽ không có tác dụng, không nên cho trẻ tắm nắng quá lâu.
Sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi, cho trẻ uống một chút nước bổ sung. Nếu là mùa hè, tốt nhất là tắm ngay sau khi tắm nắng.
Ngay cả trong mùa đông vẫn có thể tắm nắng cho trẻ nếu trời có nắng. Nên tránh những ngày thời tiết bất thường hoặc vào thời điểm giao mùa.
Tuy nhiên, mẹ cần nhớ, ngoài việc thường xuyên tắm nắng cho trẻ để giúp da tổng hợp vitamin D cho cơ thể, cần phải cung cấp các dưỡng chất phòng và cải thiện tình trạng còi xương là Canxi nano, và MK7 - đó là bộ 3 dưỡng chất giúp xương phát triển chắc khỏe, làm tăng chiều cao và phòng ngừa bệnh còi xương.
Với trẻ nhỏ, mẹ cũng cần bổ sung thêm các chất tăng cường sức đề kháng giúp trẻ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng như Immune Alpha, Colostrum (sữa non), FOS chất xơ hòa tan.
Qua bài viết này có thể cho các mẹ thấy được lợi ích của việc tắm nắng như thế nào đối với các bé. Chúc các mẹ và các bé luôn khỏe mạnh.