Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là một trong những lý do chính khiến trẻ phải nhập viện khẩn cấp liên quan đến tiêu chảy, nôn ói và các phản ứng dị ứng nguy hiển khác.
Nhiều mẹ thường có thói quen cho trẻ uống kháng sinh một cách “vô tội vạ”, hay thậm chí chỉ cần con ho hay sổ mũi cũng nghĩ ngay dến kháng sinh. Thế nhưng, trẻ không thực sự cần dùng kháng sinh nếu có các vấn đề về đường hô hấp như viêm họng, ho và chảy nước mũi. Đối với những trường hợp này, thuốc kháng sinh còn có hại hơn là giúp trẻ cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt vi khuẩn, không phải virut
Khi bé bị nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công cơ thể trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm virut, trong mọi trường hợp gần như thuốc kháng sinh vô tác dụng. Mẹ đã biết:
- Phần lớn các loại cảm lạnh và cúm đều do virut gây ra.
- Viêm phế quản cũng là do virus gây nên. Viêm phế quản thường đi kèm với ho, có đàm và chất nhầy ở cổ họng; mũi.
- Và hầu hết các loại viêm xoang cũng xảy ra do virut.
Thuốc kháng sinh không giúp trẻ khỏi bệnh
Thường thì thuốc kháng sinh không thể chống lại được cảm lạnh, cúm, viêm xoang và viêm phế quản bởi các loại bệnh trên đều do virut gây nên. Nhiều khi vi khuẩn gây nhiễm trùng xoang nhưng sau đó nhiễm trùng sẽ tự khỏi trong 1 tuần. Một số loại nhiễm trùng tai cũng tự khỏi mà không cần đến thuốc kháng sinh.
Dùng thuốc kháng sinh có thể gặp rủi ro
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ phải nhập viện khẩn cấp. Thuốc kháng sinh có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa. 5/100 trẻ em cũng có những triệu chứng dị ứng với những loại thuốc kháng sinh.
Nếu sử dụng thuốc kháng sinh liều cao cũng làm vi khuẩn thay đổi mạnh mẽ hơn và xảy ra tình trạng kháng thuốc. Điều này có nghĩa là lần sau con bạn dùng thuốc kháng sinh, thuốc sẽ không còn tác dụng và không có hiệu quả.
Dùng thuốc kháng sinh gây lãng phí
Một số bà mẹ thường tin vào công dụng của thuốc kháng sinh nên không bao giờ tiếc tiền vào việc mua thuốc kháng sinh đắt tiền để điều trị cho trẻ. Như đã nói ở trên, đây là cách họ “ném tiền qua cửa sổ” mà lại khiến sức đề kháng tự nhiên của trẻ bị yếu.
Các trường hợp trẻ nhỏ cần dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng nếu bạn sử dụng đúng bệnh, đúng cách và đúng lúc, bao gồm các trường hợp dưới đây:
- Khi bị ho sau 14 ngày không thấy cải thiện.
- Xét nghiệm chỉ ra trẻ bị bệnh liên quan đến nhiễm vi khuẩn (chẳng hạn như ho gà)
- Những triệu chứng của bệnh viêm xoang không thuyên giảm sau 10 ngày.
- Trẻ xuất hiện dịch nhầy màu vàng xanh từ mũi và nhiệt độ cơ thể cao trên 38 độ kéo dài một vài ngày.
- Trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn.
Cách phòng ngừa bệnh cho bé:
- Nâng sức đề kháng của bé bằng việc cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo, đường, uống sữa và bổ sung vào chế độ ăn uống cho trẻ bằng những loại vitamin, khoáng chất như vitamin A, B12, C, D, MK7, canxi, sắt, magie. Đặc biệt, không thể thiếu một trong những dưỡng chất quan trọng đó là: Immune Alpha, sữa non (còn gọi là Colostrum) giảm tình trạng ốm vặt cho trẻ và tăng khả năng miễn dịch chống lại các bệnh do vi khuẩn, virut gây ra.
- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh với khẩu trang, khăn…hoặc các loại kẹo có 4 loại tinh dầu thảo dược gồm: gừng, tram, bạc hà…
- Hạn chế tiếp cúc với trẻ đang bị nhiễm siêu vi.
- Không được để trẻ dầm mưa, chơi ngoài nắng hay đi bới quá nhiều.
- Thường xuyên vệ sinh tay chân cho bé bằng xà phòng đặc biệt các bé đi nhà trẻ.
- Đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ và môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
- Vệ sinh, sát trùng cổ họng bé mỗi ngày bằng nước muối. Hoặc sử dụng các loại kẹo ngậm có thành phần thảo dược để thường xuyên bảo vệ cổ họng. Vì có tác dụng hỗ trợ nên các thành phần này cần sử dụng kết hợp đều đặn để phát huy hiệu quả cao.
Theo suckhoedoisong.vn