Khi mắc viêm mũi xoang bội nhiễm, người bệnh sẽ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm?
Thực tế việc
điều trị viêm mũi xoang bội nhiễm phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều so với
viêm mũi xoang cấp tính thông thường. Do đó, khi mắc viêm mũi xoang bội nhiễm, người bệnh có nguy cơ biến chứng sang
viêm mũi xoang mạn tính nếu không được điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi xoang bội nhiễm
Viêm mũi xoang bội nhiễm xảy ra khi người bệnh có chế độ chăm sóc thiếu khoa học hoặc không làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Một số nguyên nhân sau có thể khiến viêm mũi xoang thông thường chuyển sang dạng bội nhiễm nếu người bệnh không lưu ý đề phòng.
- Để cơ thể tiếp xúc với các loại virus, vi khuẩn như Pneumococci, Hemophilus influenza, Streptococci, yếm khí, nấm mốc.
- Môi trường sống bụi bặm, nhiều nấm mốc, phấn hoa, khói thuốc, khí thải.
- Tiếp xúc với các loại lông thú cưng, kí sinh trùng…
- Ăn thực phẩm gây dị ứng.
- Không mặc quần áo ấm khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh.
Các dấu hiệu chính khi mắc viêm mũi xoang bội nhiễm là ngạt mũi, dịch mủ mũi xanh hoặc vàng đặc, điếc mũi, đau nhức đầu tại các vị trí xoang tương ứng, mệt mỏi…
Bệnh viêm mũi xoang bội nhiễm có nguy hiểm không?
Nếu để tình trạng nhiễm khuẩn, gây phù nề niêm mạc mũi kéo dài, người bệnh sẽ có khả năng gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm họng.
- Viêm phế quản.
- Viêm tai giữa.
- Viêm dây thần kinh hốc mắt.
- Viêm màng não.
- Áp-xe não.
- Viêm xương.
- Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.
Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm mũi xoang bội nhiễm có thể dẫn đến mù lòa, điếc hoặc thậm chí tử vong nếu để tình trạng nhiễm khuẩn tiếp tục kéo dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời. Do đó, khi thấy dấu hiệu bị viêm mũi xoang bội nhiễm, người bệnh cần đến chuyên khoa tai – mũi – họng để được các bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp điều trị hợp lý nhất.
Phòng ngừa viêm mũi xoang ở trẻ em
Hệ miễn dịch suy giảm hoặc chưa hoàn thiện cũng là một trong những nguyên nhân chính gây
viêm mũi xoang bội nhiễm ở trẻ em. Khi đó, cơ thể của trẻ quá yếu, không đủ sức chống lại sự xâm lấn của các virus, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, để phòng ngừa
bệnh viêm mũi xoang nói riêng và bệnh hô hấp cho trẻ nói chung, các bà mẹ nên tuân thủ một số biện pháp sau:
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ. Không để trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, lông chó, mèo, nấm mốc.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là nhóm thành phần tăng cường sức đề kháng như
Immune Alpha, sữa non, FOS (chất xơ hòa tan) và nhóm dưỡng chất giúp phòng ngừa còi xương, suy dinh dưỡng như Canxi (nano), Vitamin D3, MK7… hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ.
- Cần giữ ấm vùng cổ, chân, tay cho trẻ khi thời tiết chuyển rét.
- Không cho trẻ tiếp xúc với các đồ dùng cá nhân của người mắc
viêm mũi xoang bội nhiễm để hạn chế sự lây lan vi khuẩn gây bệnh.