Viêm xoang mũi thường gặp nhất ở trẻ em dưới 6 tuổi. Lúc này, hệ miễn dịch chủ động của trẻ chưa phát triển toàn diện, do đó, trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang. Cũng giống như ở người lớn, viêm mũi xoang ở trẻ em có hai loại cấp tính và mạn tính.
Viêm mũi xoang cấp tính ở trẻ em
Viêm xoang cấp xảy ra khi có đợt khởi phát cấp tính của tình trạng nhiễm trùng với các triệu chứng kéo dài dưới 1 tháng và tái phát dưới 4 lần/năm. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau tồn tại trên 10 ngày chưa khỏi, có thể kết luận trẻ mắc viêm mũi xoang cấp tính:
- Sốt trên 39 độ.
- Ho nhiều về ban đêm.
- Chảy nước mũi hoặc mủ vàng, xanh.
- Hơi thở hôi.
- Có thể kèm theo viêm tai giữa.
- Trẻ bị đau vùng mặt, đau họng, đau răng, nhức đầu, thở khò khè, bỏ bú, quấy khóc.
Theo thống kê tại các bệnh viện, 80% trẻ bị viêm mũi xoang cấp được điều trị nội khoa là chính. Biện pháp này được thực hiện theo các liệu trình như sau:
- Sử dụng kháng sinh: Diệt virus, vi khuẩn gây bệnh.
- Dùng thuốc chống sung huyết mũi để thông các lỗ xoang.
- Thuốc corticoid tại chỗ để giảm phù nề niêm mạc mũi xoang.
- Làm ẩm mũi để tan các chất nhày, mủ giúp lông chuyển hoạt động tối ưu.
- Điều trị nguồn gốc gây bệnh: dị ứng, suy giảm hệ miễn dịch, trào ngược dạ dày thực quản…
Viêm mũi xoang mạn tính ở trẻ
Viêm mũi xoang ở trẻ em dạng cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm sẽ chuyển sang viêm mũi xoang mạn tính. Bệnh không thể chữa khỏi tận gốc, trẻ sẽ phải sống chung với viêm mũi xoang mạn cả đời. Các biện pháp điều trị chỉ có tác dụng giảm triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát.
Viêm mũi xoang mạn tính ở trẻ là tình trạng viêm nhiễm tại mũi và các xoang cạnh mũi kéo dài trên 3 tháng. Bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa, hoặc tái phát trên 4 lần/năm với các dấu hiệu bất thường trên X-quang.
Triệu chứng thường gặp của viêm mũi xoang mạn tính ở trẻ nhỏ:
- Sốt không cao, theo từng đợt.
- Chảy máu cam.
- Sưng vùng mặt.
- Nghẹt mũi gây mất mùi.
- Niêm mạc mũi phù nề, sung huyết.
- Mủ, dịch nhày chảy xuống thành họng.
- Đau ở các vị trí xoang bị viêm.
- Ho khạc, mất tính, tinh trạng nặng hơn vào ban đêm.
- Viêm tai giữa.
Khi viêm xoang cấp tính điều trị theo pháp đồ ở trên không có hiệu quả, bệnh kéo dài trên 3 tháng và tái phát nhiều lần trong năm, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp sau:
- Viêm xoang mạn không đáp ứng thuốc kháng sinh trong 4 – 6 tuần.
- Bệnh tái phát nhiều hơn 6 lần/năm.
- Viêm xoang mũi kèm theo các biến chứng bất thường.
Viêm mũi xoang ở trẻ em dù là dạng cấp tính hay mạn tính đều có liên quan mật thiết đến yếu tố sức khỏe. Do đó, các bà mẹ có con trong giai đoạn từ 6 tháng đến 9 tuổi nên có biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang hiệu quả nhờ tác động bằng dinh dưỡng.
Các nhà khoa học đã phát hiện hoạt chất
Immune Alpha (chiết xuất từ vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae), sữa non, FOS (chất xơ hòa tan) có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giảm nguy cơ ốm vặt, mắc các bệnh hô hấp, mạn tính hiệu quả.
Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho con khỏe mạnh, mẹ cũng nên cung cấp đồng thời các thành phần Canxi (nano), Vitamin D3, MK7 giúp con cao lớn, thông minh, giảm thiểu tối đa tình trạng còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng…