Chân vòng kiềng không chỉ ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của vẻ đẹp hình thể mà đối với trường hợp nặng còn có thể khiến trẻ bị thoái hóa sớm do hỏng khớp gối. Vậy do đâu mà trẻ bị chân vòng kiềng, chân vòng kiềng có di truyền không?
Nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng
Nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ nhỏ là do thiếu hụt vitamin D. Khi trọng lượng của trẻ ngày càng tăng, lượng vitamin D không đủ sẽ dẫn đến sự biến dạng của khung xương. Trong trường hợp nặng, bên cạnh việc bị vòng kiềng thì trẻ còn có khả năng bị vẹo cột sống.
Không ít bố mẹ nóng lòng muốn thấy con đứng vừng đã tập cho bé đứng, đi từ rất sớm. Khi hệ xương chưa đủ vững đã phải chịu 1 áp lực lớn để chống đỡ toàn bộ cơ thể sẽ khiến nó biến dạng. Hơn nữa, khi phải cố gắng di chuyển bàn chân theo phương của trục đi, bé sẽ cố sức sử dụng bàn chân quá mức. Và hậu quả là xương ống chân phần chịu tác động nhiều và xấu nhất sẽ xuất hiện tình trạng vòng kiềng.
Những tư thế ẵm bồng cắp ngang hông hoặc bồng trước ngực với phần chân quặp vào bụng 1 thời gian dài cũng chính là nguyên nhân khiến chân trẻ bị vòng kiềng.
Bên cạnh đó, những trẻ béo phì có cân nặng vượt mức cũng khiến đôi cẳng chân bị biến dạng xấu xí.
Vì vậy, với câu hỏi chân vòng kiềng có di truyền không thì câu trả lời đã được giải đáp ở các nguyên nhân trên.
Cách chữa chân vòng kiềng cho trẻ
Phần lớn các trẻ nhỏ dưới 6 tháng đều có phần chân hơi cong vì tư thế tạo thành từ trong bụng mẹ. Hầu hết, khi 1 tuổi, các vận động đi đứng đã trở nên thuần thục, chân các trẻ sẽ tự động điều chỉnh.
Nếu bố mẹ thấy 2 gối bé từ 2 đến 4 tuổi hơi vẹo vào trong 1 chút thì điều này vẫn hoàn toàn bình thường. Cho đến khi 4 hoặc 6 tuổi, chân của trẻ sẽ thẳng trục lại. Đối với các trường hợp này không cần điều trị.
Thông thường, nhiều bà mẹ có kinh nghiệm sẽ tự uốn nắn chân hoặc dùng vải cố định 2 cẳng chân mỗi tối trước khi ngủ. Sau sáng thức dậy, họ tháo gỡ dải vải cho bé. Nhưng phương pháp này tốt nhất không nên tùy tiện thực hiện mà cần có sự chỉ dẫn của nhân viên kỹ thuật y tế.
Hiện nay, phần lớn đều dùng phương pháp nẹp xương để cố định lại khung xương. Đối với trường hợp cần thiết, có sự chỉ định của bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật sắp lại xương.
Phòng tránh chân vòng kiềng cho con
-
Cho con bú bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu để đảm bảo được dinh dưỡng cần thiết.
-
Khi đã qua 6 tháng, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao nên cần bổ sung các dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ gồm đủ 4 nhóm dưỡng chất đó là: đạm, béo, vitamin và tinh bột.
-
Không nên vì quá nôn nóng muốn thấy con chập chững những bước đi đầu tiên mà ép bé tập đi quá sớm.
-
Tránh bồng ẵm con ở tư thế cắp nách ngang hông hoặc quặp trước bụng trong thời gian dài.
-
Nếu bé đã được 2 tuổi, nên cho bé thực hiện những động tác thể dục đơn giản như vươn người, chống tay lên hông hoặc các bài tập aerobic cơ bản phù hợp với lứa tuổi.
-
Bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho xương, trong đó có Canxi dạng nano, Vitamin D3 và MK7, đây là những dưỡng chất quan trong giúp xương phát triển toàn diện, chắc khỏe, đồng thời, còn giúp bé có chiều cao vượt trội.
Theo: suckhoedoisong.vn
Mọi thắc mắc, bạn đọc xin gửi về hòm thư : bstuvan@caolonthongminh.vn hoặc gọi 19001259 - 1900.545439 ( Giờ hành chính ) để được chuyên gia tư vấn miễn phí