Còi xương thể cổ điển là gì?
Trên lâm sàng còi xương thể cổ điển thường gặp nhiều nhất trẻ từ 6 - 18 tháng tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh nắng, thiếu chăm sóc và nuôi dưỡng. Còi xương thể cổ điển thường đi đôi với suy dinh dưỡng và có các biểu hiện nhóm triệu chứng sau:
Triệu chứng liên quan đến hạ Ca máu:
Những biểu hiện rõ nét nhất của còi xương cổ điển này đó là trẻ quấy khóc về đêm, ra mồ hôi trộm, chậm mọc răng, mất men răng, thóp liền chậm. Nồng độ Canxi máu thường giảm nhẹ.
Biến dạng xương:
Trong giai đoạn còi xương tiến triển, biến dạng xương thường xuất hiện chủ yếu ở lồng ngực, chi và cột sống.
- Ở ngực xuất hiện chuỗi hạt sườn, khe nứt ở ngực, lồng ngực hình ức gà hoặc hình phễu.
- Cột sống có biểu hiện gù lưng, vẹo cột sống, xương chậu hẹp.
- Xương chi biểu hiện vòng cổ tay, cổ chân. Chi dưới cong hình chữ X, chữ O.
Giảm trương lực cơ:
Thường thấy trong thể nặng làm trẻ chậm phát triển về vận động, bụng to, cơ hô hấp kém hoạt động, dễ bị viêm phổi.
Dễ bị thiếu máu:
Bệnh nặng chủ yếu do thiếu sắt máu, thiếu sắt, có thể kèm theo gan lách to vừa ở trẻ nhũ nhi. Trẻ thiếu máu, còi xương và suy dinh dưỡng.
Cách điều trị đặc hiệu còi xương thể cổ điển cho trẻ
Với những trẻ
còi xương thể cổ điển cần điều trị bằng Vitamin D với liều 5000đv/ngày uống liên tục 2 - 3 tuần. Liều điều trị được chỉ định dựa vào hình ảnh X quang xương cổ tay hoặc cổ chân, đầu xương bị khoét hình đáy chén. Sau 2 - 3 tuần điều trị chụp lại kiểm tra:
- Nếu có hình ảnh đường viền giai đoạn phục hồi, chuyển sáng liều phòng bệnh cho trẻ 400đv/ngày.
- Nếu còn hình ảnh khoét xương, tiếp tục điều trị thêm vài ngày.
Song song với quá trình điều trị còi xương, mẹ cần phải chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý với 4 nhóm dưỡng chất. Đặc biệt bổ sung thêm các chế phẩm hỗ trợ phòng ngừa còi xương, được xem là giải pháp tốt nhất cho trẻ đang bị còi xương thể cổ điểm đó là Canxi nano, Vitamin D3, MK7 ( Vitamin K2). Đây là bộ 3 dưỡng chất quan trọng giúp phát triển xương, hồi phục sớm còi xương, đồng thời giúp tăng chiều cao cho trẻ.
Giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi trở ra, sức đề kháng chủ động chưa hoàn thiện, do đó rất dễ mắc các bệnh ốm vặt như viêm đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới, cúm…điều này ảnh hưởng tới việc hấp thu dưỡng chất, trong đó bao gồm cả các chất phòng ngừa và điều trị còi xương. Vì vậy, cần bổ sung các chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ là sữa non Colostrum, Immune Alpha, chất xơ hòa tan FOS.
>>> Trẻ còi xương chậm mọc răng phải làm sao?
>>> Cốm còi xương có giúp trẻ thoát còi?
Tuy nhiên, để giúp trẻ có thể ăn uống tốt và hấp thu các dưỡng chất, mẹ nên bổ sung thêm sản phẩm men vi sinh có chứa 2 thành phần quan trọng là Probiotic các vi khuẩn có lợi và Prebiotic các chất xơ hòa tan giúp cho hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh và hấp thu tốt các dưỡng chất cho cơ thể.
Còi xương thể cổ điển mặc dù rất phổ biến, nhưng nhiều bậc phụ huynh lại lơ là, ít để ý tới các yếu tố khiến trẻ có nguy cơ cao mắc còi xương. Vì thế cần chủ động phòng ngừa và điều trị khi trẻ mắc còi xương thể cổ điển hiệu quả bằng các biện pháp đồng bộ từ chế độ dinh dưỡng tới chế độ sinh hoạt khoa học và vận động phù hợp với giai đoạn phát triển.