Các chế phẩm
bổ sung canxi được tìm thấy trong tủ thuốc của mỗi gia đình và nó được sử dụng cho nhiều nhóm tuổi khác nhau. Trên thực tế, những người tập luyện cũng cần có các chế phẩm bổ sung canxi để khỏe mạnh hơn chứ không chỉ riêng trẻ em, người cao tuổi, người bị loãng xương, viêm khớp….Tuy nhiên, rất nhiều người chỉ sử dụng mà quên đi
tác dụng phụ của thuốc bổ sung canxi ra sao? Để biết thêm thông tin hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Cần lưu ý rằng khi bổ sung canxi không đúng liều lượng hoặc kèm theo các thuốc khác có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ dưới đây.
Táo bón
Nhiều bệnh nhân bắt đầu sử dụng những chế phẩm bổ sung canxi bị táo bón. Không phải ai cũng có thể dung nạp được các chế phẩm bổ sung canxi thường xuyên và 1 trong những tác dụng phổ biến nhất đó là táo bón, nó có thể gây kích ứng dạ dày và trướng bụng. Nhưng tránh dùng bất cứ chất chống axit nào cùng với các chế phẩm bổ sung canxi vì 2 loại này không thể đi cùng nhau.
Làm giảm hiệu quả của thuốc khác
Bên cạnh các chất chống axit, thuốc khác không tương thích với các chế phẩm bổ sung canxi là chế phẩm bổ sung sắt. nếu bạn mắc phải sai lầm là dùng 2 chế phẩm này cùng nhau vào buổi sáng, việc bổ sung này sẽ vô ích. Thay vào đó, hãy thay đổi thời gian và dùng chế phẩm bổ sung sắt vào buổi sáng, chế phẩm bổ sung canxi vào buổi chiều. Nhớ là không nên dùng 2 loại này cùng lúc, nên cách nhau ít nhất 3 đến 4 giờ.
Ngoài ra, nếu bạn đang uống thuốc điều trị bệnh tim, bạn nên tránh hoàn toàn các chế phẩm bổ sung canxi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các chế phẩm bổ sung canxi có thê khiến phụ nữ cao tuổi có tăng nguy cơ đau tim.
Sỏi thận
Nếu bạn bổ sung canxi nhiều hơn nhu cầu cần thiết hàng ngày (1.000-1.300mg/ngày) có thể dẫn tới hình thành sỏi thận. Ngoài ra, các yếu tố khác có thể khiến bạn dễ bị sỏi thận là thừa vitamin C, uống ít nước và có chế độ ăn nhiều muối.
Nhiễm độc vitamin D
Nếu dùng các chế phẩm bổ sung canxi cùng với các thuốc vitamin D, bạn có thể bị nhiễm độc vitamin D. Hàm lượng vitamin D bình thường trong cơ thể là 30-70 ng/ml và trên 100ng/ml được gọi là nhiễm độc vitamin D do sự hình thành canxi trong máu. Các triệu chứng của nhiễm độc vitamin D là buồn nôn, yếu, tiểu tiện thường xuyên và chán ăn. Về lâu dài, nó có thể gây rắc rối cho thận.
Chuột rút
Thêm một tác dụng phụ của thuốc bổ sung canxi nữa đó là có thể gây chuột rút và đau cơ. Tác dụng phụ này phổ biến hơn ở những người cao tuổi vì các mô và cơ bắt đầu tích tụ canxi. Nhớ là cần giảm ngay lập tức việc bổ sung canxi nếu bạn bắt đầu bị chuột rút và đau khớp.
Cáu kỉnh
Bổ sung canxi quá liều cũng có thể gây khó chịu, cùng với đó, bệnh nhân thường phàn nàn là cảm thấy lú lẫn và trong một số trường hợp, thậm chí còn bị trầm cảm. Thay vì tự bổ sung thuốc, bạn hãy đi khám bác sĩ và tuân thủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ này.
Trên đây là những
tác dụng phụ của thuốc bổ sung canxi bạn cần chú ý khi bổ sung cho các thành viên trong gia đình. Nếu chọn sản phẩm bổ sung cho trẻ thì tốt nhất bạn nên chọn các chế phẩm canxi ở dạng nano, kết hợp với Vitamin D3 và
MK-7 để có hiệu quả cao nhất mà lại không gây tác dụng phụ. Bởi
canxi dạng nano với kích thước siêu nhỏ sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa hơn, tránh lắng đọng lại trong cơ thể gây táo bón. Còn Vitamin D3 sẽ giúp dẫn truyền canxi từ ruột vào máu và MK7 đưa canxi vào tới xương. Như vậy, sẽ loại bỏ canxi ra khỏi nhưng nơi không cần thiết, tránh được những tác dụng phụ không đáng có.
Nguồn: Healthplus.vn