Sau đây là những sai lầm tại hại mà nhiều mẹ vẫn hay mắc phải trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho con. Hãy cùng kiểm tra xem mình còn mắc những lỗi nào để điều chỉnh lại cho món ăn của bé luôn đảm bảo dinh dưỡng nhé.
Đổ thêm nước lạnh vào khi đang ninh xương, thịt
Trong thịt và xương chứa nhiều protein và chất béo, khi đang đun nấu với nhiệt độ cao mà đổ thêm nước lạnh vào sẽ khiến các chất này nhanh chóng kết tủa. Đồng thời khiến cho thịt và xương khó nhừ, dinh dưỡng và mùi vị đều bị biến đổi, giảm chất lượng.
Khuấy đảo thức ăn liên tục trong nồi
Có nhiều mẹ hay có thói quen khuấy đảo liên tục thức ăn trong nồi để ngăn ngừa cháy tuy nhiên điều này không chỉ khiến đồ ăn dễ nát, nhũn mà có làm giảm giá trị dinh dưỡng trong đồ ăn. Điều này vừa khiến món ăn của bé kém hấp dẫn và không tao được cảm giác thích thú ăn uống cho bé mà nó còn gây bất lợi cho sức khỏe của bé.
Cắt thái rau quả quá lâu trước khi đem nấu
Rau quả sau khi được thái càng có ít thời gian tiếp xúc với không khí thì càng ít bị mất vitamin. Chính vì vậy, khi mẹ đã cắt thái rau, quả thì nên sử dụng trong nấu nướng ngay để tránh hao hụt hàm lượng vitamin quý giá. Bên cạnh rau quả khi được cắt thành miếng to, có ít bề mặt tiếp xúc với không khi hơn thì cũng khó bị mất chất dinh dưỡng hơn so với rau quả thái nhỏ.
Cho sữa vào cùng lúc với thực phẩm khác
Nếu mẹ muốn thêm sữa vào những món cháo, súp cho đồ ăn dặm của bé để tăng độ ngậy, béo và giàu dinh dưỡng. Hãy nhớ rằng không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, làm protein trong sữa bị phân ra và vitamin bị phá hủy. Đặc biệt nên nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau trong nước trước. Sau đó mới đổ sữa vào đun tiếp đến khi sôi và bắc ngay ra để bảo đảm lượng dinh dưỡng từ sữa cho bé.
Luộc và hầm rau quả với quá nhiều nước
Nấu rau quả với càng ít nước thì càng giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng. Đây cũng là lý do vì sao, hấp hay nướng bằng lò vi sóng là cách để chế biến rau quả tốt hơn luộc và hầm. Khi sử dụng phương pháp luộc và hầm, mẹ nhớ sử dụng lượng nước vừa phải tránh cho quá nhiều nước và tránh đun quá lâu khiến nhiều vitamin, nhất là vitamin nhóm B trong rau củ bị hòa tan trong nước.
Vo gạo quá kĩ
Một hàm lượng cực kì lớn các khoáng chất và vitamin, nhất là vitamin B1 trong gạo bị giảm đi trong quá trình vo gạo. Do đó, mẹ nên vo gạo nhẹ nhàng, tránh vò xát quá kĩ và dùng quá nhiều nước làm mất lớp cám gạo giàu dinh dưỡng.
Ngoài những món ăn dặm mẹ cũng cần chú ý bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ như Canxi, Vitamin D3 và MK7.. tốt cho xương và răng. Đồng thời, vì ở độ tuổi ăn dặm sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện nên cần được bổ sung các dưỡng chất như Immune Alpha, Sữa non và FOS giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng ốm vặt. Từ đó, giúp cơ thể bé khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng và phát triển toàn diện hơn.
Theo: suckhoedoisong.vn