4 lý do thường gặp khiến bé 2 tuổi bị còi xương
Còi xương không chỉ xảy ra ở bé thấp còi mà ngay cả trẻ bụ bẩm cũng đều có nguy cơ. Có nhiều lý do khiến cho bé 2 tuổi còi xương mà bậc phụ huynh nên biết.
Thứ nhất: Chế độ dinh dưỡng của bé không được đảm bảo, thiếu chất, bé bị rối loạn tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thu Vitamin D của cơ thể. Chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi, Phốt pho, Vitamin và khoáng chất khác.
Thứ hai: Bé được bao bọc quá cẩn thận, ít hoặc không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời do thói quen kiêng kem sợ cho trẻ tiếp xúc da dưới ánh nắng.
Thứ ba: Bé đẻ non, đẻ sinh đôi, bé không bú mẹ, bé quá bụ bẫm nguy cơ còi xương sẽ tăng cao.
Thứ tư: do yếu tố di truyền hoặc quá trình mang thai của người mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe và tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh bị ảnh hưởng.
Dấu hiệu bé còi xương giúp mẹ nhận biết sớm
Rối loạn tiêu hóa:
Bé gặp các vấn đề về tiêu hóa kéo dài, táo bón hoặc đi ngoài phân sống, kèm theo các biểu hiện đó là tình trạng biếng ăn, ngủ kém hay giật mình. Đây là những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng còi xương.
Dấu hiệu ở xương:
Dấu hiệu nổi bật nhất ở trẻ còi xương đó là xương sọ của trẻ bị ảnh hưởng. Xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó, đầu bẹp phía sau hoặc một bên do tư thế nằm. Hoặc có những biểu hiện điển hình đầu to có bướu, ngực do phía trước hình ức gà, xương sườn gồ lên ở phần nối giữa sụn và xương. Có một số trẻ thường đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm.
Dấu hiệu rụng tóc:
Trẻ còi xương cũng có dấu hiệu của trẻ thiếu canxi, nếu trẻ mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng trẻ bị còi xương là rất cao. Ngoài ra trẻ còi xương sẽ xuất hiện những mảng hói trên da đầu.
Trẻ mệt mỏi đổ mồ hôi nhiều:
Trẻ còi xương do thiếu vitamin D sẽ có biểu hiện hay quấy khóc, giật mình khi ngủ, trẻ ra nhiều mồ hôi mà chúng ta hay gọi là mồ hôi trộm. Ngoài ra trẻ còn có các dấu hiệu khác như trẻ ngủ không ngon giấc, bị chứng rôm sảy, hoạt động uể oải, không muốn chạy nhảy chơi.
>>> Tại sao chống còi xương phải thường xuyên tắm nắng
>>> Nguyên nhân bé còi xương
Bé 2 tuổi còi xương cần được điều trị thế nào
Với những trẻ còi xương do suy dinh dưỡng cần được cung cấp bổ sung đầu đủ các dưỡng chất, đặc biệt là Canxi và Vitamin D. Bổ sung đầy đủ càng sớm càng tốt Canxi và Vitamin D thì các tổn thương ở xương càng được phục hồi sớm.
Nếu trẻ bị rối loạn chuyển hóa Vitamin D dẫn đến còi xương thì trước hết cần phải ngăn chặn biến chứng giảm canxi và phốt pho trong máu bằng cách bổ sung canxi, phốt pho và Vitamin D dạng hoạt liều cao.
Mẹ nên bổ sung Vitamin D hằng ngày cho bé với lượng 2000-4000UI/ngày x 4-6 tuần. Sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng. Khi có bệnh cấp tính hoặc có nhiễm khuẩn cấp có thể dùng 10.000UI/ngày x 10 ngày.
Ngoài ra cung cấp cho cơ thể trẻ còi xương Vitamin D và Canxi qua các thực phẩm, cần đảm bảo bữa ăn của trẻ đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: đạm, béo, bột, vitamin và khoáng chất. Nên sử cho trẻ sử dụng dầu, mỡ để tăng khả năng hấp thu Vitamin D, sử dụng các loại dầu ăn dành riêng cho trẻ.
Cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm có chứa cả Vitamin D3 và Canxi dưới dạng nano kết hợp với MK7 giúp vận chuyển toàn bộ canxi vào tận xương, giảm chứng còi xương ở trẻ, giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý đến việc bổ sung thêm các dưỡng chất tăng cường sức đề kháng cơ thể, bởi độ trẻ lúc này rất dễ ốm vặt và mắc các bệnh đường hô hấp. Bằng các dưỡng chất như Immune Alpha, Sữa non Colostrum, FOS chất xơ hoàn tan giúp trẻ khỏe mạnh và hấp thu tốt các chất.