Bỏng nặng do bóng bay phát nổ
Tối ngày 15/9 tại một địa điểm vui chơi ngoài trời của thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), bất ngờ 1 chùm bóng bay bơm khí hodro phát nổ khiến 9 người bị thương. Bệnh viện Việt Nam Cu Ba Đồng Hới đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân từ 4 đến 33 tuổi vào cấp cứu sau khi vụ nổ bóng bay nói trên xảy ra. Tình trạng của các nạn nhân là bị bỏng khá nặng.
Sáng 24/4/2014 tại trường THCS Suối Dậy (Tân Châu, Tây Ninh) tổ chức lễ công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Sau khi kết thúc buổi lễ, nhiều em học sinh xin thây cô bóng bay hình trái tim dùng để trang trí buổi lễ mang về chơi. Thầy giáo đã đến lấy bóng chia cho các em, khi mọi người đang tụ tập chia bóng thì đột nhiên chùm bóng hơn 100 quả phát nổ hàng loạt, 1 ngọn lửa bùng lên làm 2 thầy giáo và 11 em học sinh đang tụ tập xung quanh bị bỏng mặt và tay, ở những phần da không được quần áo che chắn.
Vào tối ngày 16/1/2013, gia đình anh P.M.Đ (40 tuổi) tại Long Biên, Hà Nội sau khi đi ăn cưới đã mang chùm bóng bay khoảng 30 quả về để các con chơi. Khi tới nhà, một người cháu của anh Đ. đã xin bóng để chơi. Vì vậy, anh Đ. dùng bật lửa đốt dây buộc bóng để chia bóng cho các cháu. Sau khi quả bóng đầu tiên được lấy ra an toàn thì đột nhiên quả bóng thứ hai phát nổ, kéo theo cả chùm hơn 30 quả bóng bay nổ cùng lúc. Hậu quả là anh Đ. và 4 em nhỏ đứng gần chùm bóng đều bị bỏng.
Vào tháng 10/2010, cháu Tuấn tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa bị bỏng nặng cả 2 tay. Nguyên nhân là do vừa nhặt được chùm bóng bay, cậu bé dùng ngay bật lửa ga đốt dây với ý định cắt rời từng quả. Ông Lê Ngọc Bảo, Trạm trưởng Trạm y tế Hoằng Thành cho biết, cháu Tuấn được đưa đến đây trong tình trạng hai cánh tay bỏng nặng, bong hết da mặt, tóc bị cháy xém.
Cẩn trọng khi cho trẻ chơi bóng bay
Nguyên tắc để bóng bay hoạt động đó là phần khí Hidro được bơm ở bên trong. Vì khí hidro nhẹ hơn không khí nên dễ dàng bay lên. Khi có tác dụng của lửa, dù là nhỏ như bật lửa, tàn thuốc, hay bóng bay giãn quá mức, áo suất khí bên trong tăng cao làm nổ bóng bay. Khi bóng nổ, khí hidro có thể tác dụng với oxy sẽ gây nổ như miêu tả trên. Sức công phá khi 1 quả bóng phát nổ có thể không quá lớn, tuy nhiên khi cả chùm cùng nổ 1 lúc thì hậu quả khôn lường.
Thông thường, bóng bay hay được sử dụng nhiều trong các bữa tiệc, cuộc tụ họp,... Tại những địa điểm này không chỉ đông người mà còn hay thắp nến, đốt lửa,... Vì vậy, rất dễ gây ra những tai nạn đáng tiếc khiến nhiều người bị bỏng nặng. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải cực kì cẩn thận khi cho trẻ nhỏ chơi bóng bay và tránh xa các nguồn lửa.
Theo: suckhoedoisong.vn